23/05/2023 - 5:38 pm
0
Sáng ngày 23/05/2023, tại Thành phố Hà Nội, hội thảo “Phát triển toàn diện trẻ em: Sử dụng bằng chứng khoa học để thúc đẩy chính sách và thực hành tại Việt Nam” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thành phần đại biểu bao gồm lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan tới phát triển trẻ toàn diện, bảo vệ trẻ em, trẻ em và gia đình, bình đẳng giới của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và đại diện các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, USAID, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước, các Viện, trường Đại học, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam, Lãnh đạo Công đoàn Hà Nội, Hà Nam, các khu công nghiệp, nhà máy và các phóng viên báo chí truyền thanh, truyền hình.
Phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời (ECD) đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển trí tuệ, cảm xúc, ngôn ngữ, vận động và thể lực của trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời và tiếp tục ảnh hưởng kéo dài tới khả năng học tập và phát triển kinh tế ở giai đoạn trưởng thành. Trong những năm đầu đời, đặc biệt từ giai đoạn mang thai cho tới khi trẻ tròn 2 tuổi, não bộ phát triển rất nhanh chóng, những hoạt động tương tác tích cực sẽ phát huy hiện quả tối ưu nhất nếu được thực hiện đúng trong 1000 ngày đầu đời. Tại Việt Nam, phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời đã được sự chú ý quan tâm của các cơ quan chính phủ bởi đây là yếu tố cấu thành nên nguồn lực con người và là nền tảng phát triển của một quốc gia. Do vậy, phát triển trẻ giai đoạn đầu đời cần sự hỗ trợ về mặt chính sách và đầu tư tài chính để thực sự phát huy hiệu quả với toàn thể trẻ em và gia đình Việt Nam.
Vào lúc 8g30 sáng ngày 23/05/2023, tại Thành phố Hà Nội, hội thảo “Phát triển toàn diện trẻ em: Sử dụng bằng chứng khoa học để thúc đẩy chính sách và thực hành tại Việt Nam” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có khoảng 100 đại biểu tham gia hội thảo dưới 2 hình thức trực tiếp tại hội trường và trực tuyến qua Zoom. Thành phần đại biểu bao gồm lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan tới phát triển trẻ toàn diện, bảo vệ trẻ em, trẻ em và gia đình, bình đẳng giới của Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và đại diện các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, USAID, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước, các Viện, trường Đại học, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam, Lãnh đạo Công đoàn Hà Nội, Hà Nam, các khu công nghiệp, nhà máy và các phóng viên báo chí truyền thanh, truyền hình. Hội thảo do 4 cơ quan đồng tổ chức: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Bộ Y tế, Đại học Monash; với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Porticus và Grand Challenges Canada.
Hội thảo nhằm thảo luận phương án phối hợp liên ngành thúc đẩy việc nhân rộng các sáng kiến về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời tại Việt Nam, đặc biệt là các sáng kiến dành cho con em công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất; và chia sẻ phương pháp xây dựng bằng chứng khoa học ứng dụng cho các dự án can thiệp để thúc đẩy chính sách và thực hành.
Mở đầu hội thảo, bà Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch TLĐLĐVN phát biểu khai mạc hội thảo.
Tiếp đó, TS. BS. Trần Đăng Khoa – Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu và nêu cảm nghĩ về mô hình Hành Trình Đầu Đời (EJOL). Mô hình EJOL phù hợp với nhu cầu với cộng đồng, tác động của mô hình với cha mẹ – con cái. Mô hình có phù hợp với đại đa số không và khi phù hợp chúng ta sẽ mở rộng mô hình như thế nào để tiếp cận được với tất cả các cha mẹ và con trẻ trên cả nước và đây là một cơ hội tốt để nhìn sâu hơn về cơ chế của mô hình.
Mở đầu bài trình bày, đại diện cho Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế, ThS.BS. Nguyễn Mai Hương đã có bài trình bày về “Khung chính sách về Phát triển trẻ toàn diện tại Việt Nam”. Trong bài trình bày, ThS. BS. Mai Hương đã đưa ra:
Tiếp theo hội thảo là bài trình bày về “Hành Trình Đầu Đời – Tác động Cộng đồng từ một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời” do Giáo sư Jane Fisher – Đại học Monash và ThS. Trần Thị Thu Hà – GĐ Trung tâm RTCCD. Bài trình bày bao gồm:
|
|
Nối tiếp hội thảo, TS. Yeji Beak đã trình bày “Hiệu quả chi phí của chương trình Hành Trình Đầu Đời trong thúc đẩy phát triển trẻ em”. Mô hình sẽ tốn bao nhiêu tiền? Có phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách quốc gia? Gía trị đồng tiền bỏ ra có tương xứng với hiệu quả thu được không?
Tiếp theo, bà Đỗ Hồng Vân – Trưởng ban Nữ công, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, TLĐLĐVN chia sẻ bài học kinh nghiệm Triển khai chương trình đào tạo trực tuyến 1000 ngày đầu đời tới công nhân khu công nghiệp. Việt Nam có khoảng 11 triệu lao động trong đó 55,3% là lao động nữ, 284 KCN/KCX đang hoạt động và khoảng 12% nữ nhân công mang thai và nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi. Tháng 7/2022, TLĐLĐVN đã tiếp nhận chương trình Hành trình Đầu đời và triển khai thí điểm tại 10 nhà máy tại Hà Nội và Hà Nam. 03 khóa học (Mang thai hạnh phúc, Chăm sóc bé 0 – 1 tuổi, Chăm sóc bé 1 – 2 tuổi) đã được giới thiệu với công nhân của 10 nhà máy tham gia thí điểm. 1065 công nhân đã được đào tạo trực tiếp, 971 công nhân đã truy cập trang web học trực tuyến và 212 lãnh đạo công đoàn được giới thiệu vê mô hình học trực tuyến. Kết quả phân tích cho thấy công nhân đều tăng kiến thức so với giai đoạn đầu tham gia. Tỷ lệ hoàn thành các khóa học đạt từ 50 – 90% và công nhân có phản hồi rất tích cực về nội dung học.
Bài trình bày thứ 5 “Ứng dụng khoa học cho một kỷ nguyên mới trong xây dựng chính sách và thực hành về phát triển trẻ giai đoạn đầu đời” do GS James Cairns – Giám đốc cấp cao về Xây dựng chiến lược và Học tập Tổ chức tại Trung tâm Phát triển Trẻ thuộc Đại học Harvard trình bày. GS. James Cains đã chỉ ra cho thấy thế giới đang chuyển dịch từ khái niệm ECD 1.0 sang ECD 2.0. Ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự phát triển não bộ trong một môi trường chăm sóc, giáo dục, tương tác tích cực giữa người chăm sóc và trẻ (ECD 1.0) và sự phối hợp liên ngành từ cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ để xây dựng một môi trường hỗ trợ và lành mạnh tới các gia đình để hướng tới nuôi dạy trẻ tích cực và kích thích phát triển tối đa tiềm năng của trẻ (ECD 2.0). Bài trình bày dưới dạng video, vui lòng nhấn vào đây để xem video clip bài phát biểu của GS. James Cains.
Phần cuối buổi hội thảo là thảo luận nhóm chuyên gia về “Khả năng hợp tác liên ngành và sử dụng minh chứng khoa học để thúc đẩy nhân rộng các sáng kiến về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời ở Việt Nam”. Tham gia thảo luận có Lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại học Monash và Trung tâm RTCCD. Các chuyên gia tích cực đưa ra các ý kiến để thúc đẩy phối hợp liên ngành nhằm xây dựng khung hành động quốc gia và nhân rộng các sáng kiến địa phương về phát triển trẻ giai đoạn đầu đời tại Việt Nam. Các đại biểu trong hội trường cũng sôi nổi tham gia đặt câu hỏi và đưa ra nhận xét.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp và cung cấp cho các đại biểu một góc nhìn toàn cảnh về tầm quan trọng và cách thức xây dựng minh chứng để thúc đẩy sự phối hợp liên ngành và các sáng kiến về ECD tại Việt Nam. Sau buổi hội thảo, nhóm chuyên gia Đại học Monash và Trung tâm RTCCD sẽ có một loạt các cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo các Bộ ngành để thảo luận sâu hơn về lộ trình hành động tại Việt Nam. Báo cáo hội thảo: bấm vào đây.
Chi tiết các bài trình bày