Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam : Những bế tắc của một hệ thống
Tác giả : TS. Trần Tuấn
Năm : 2015
Lĩnh vực : Sức khỏe tâm trí
Theo nhiều nhà chuyên môn, tình trạng người bệnh không biết mình có bệnh, giấu bệnh hay chỉ tìm đến bệnh viện khi bệnh đã tiến triển mạnh là rất phổ biến. Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần nói riêng và sức khỏe tinh thần nói chung tại Việt Nam như thế nào ? Tiến sĩ Trần Tuấn trả lời RFI về các vấn đề này.
Nghèo khổ trẻ em qua góc nhìn của trẻ và cộng đồng
Tác giả : Trudy Harpham, Nguyễn Thu Hương, Trần Tháp Long, Trần Tuấn, Trần Thu Hà
Năm : 2006
Lĩnh vực : Công tác xã hội,Nghiên cứu hệ thống y tế,Sức khỏe bà mẹ trẻ em
[…]Trong số những người nghèo, trẻ em nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương vì khả năng phát triển của chúng phụ thuộc vào nguồn lực cha mẹ. Trẻ em nghèo thường bị sinh nhẹ cân do sức khỏe mẹ kém và thiếu sự chăm sóc hợp lý trong quá trình thai nghén. Trẻ em đói nghèo có tỉ lệ đau ốm tử vong nhiều hơn trẻ em khác. Trẻ em nghèo thuwongf xuyên phải sống trong điều kiện môi trường không an toàn và những thiệt thoi nhất thời trong giai đoạn thời niên thiếu có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài trước tuổi trưởng thành
Vốn quan hệ xã hội của mẹ (Social Capital) và mối liên hệ với sức khỏe trẻ em
Tác giả : Trần Tuần, Trần Thu Hà
Năm : 2006
Lĩnh vực : Công tác xã hội,Nghiên cứu hệ thống y tế,Sức khỏe tâm trí
Vốn xã hội là khái niệm đề cập đến mối quan hệ. sự kết nối giữ con người và con người và những giá trị lợi ích mang lại từ mối quan hệ đó bao gồm cả giá trị tinh thần và vật chất. (…) Ví dụ vốn quan hệ xã hội rộng và mật thiết có thể giúp bạn tìm được một công việc dễ dàng, nhận được các khoản vay nhanh chóng, được cung cấp những thông tin hữu ích để nắm lấy các cơ hội trong cuộc sống hoặc được an ủi chia sẻ khi gặp chuyện buồn …
Sức khỏe tâm thần phụ nữ và trẻ em: Nhu cầu chuẩn hóa các công cụ chẩn đoán sàng lọc dịch tễ học
Tác giả : Trần Tuấn
Năm : 2006
Lĩnh vực : Sức khỏe bà mẹ trẻ em,Sức khỏe tâm trí
[…] Trước năm 1978, bức tranh khá, tư vấn và điều trị sức khỏe tâm thần gần như không thay đổi trong suốt 25 năm qua kể từ Tuyên ngôn Alma- Ât ra đời. Tình hình tại các nước đang phát triển- nơi mà cách đề cập chăm sóc sức khỏe ban đầu đã chứng minh hiệu quả của nó trong công tác phòng chống bênh truyền nhiếm phổ biến ở trẻ em- cũng không khả quan hơn nhiề. Nhìn tổng thể, cả hệ thống vẫn chưa thoát ra khỏi cách đề cập cổ điển: Hoạt động khám, tư vấn và điều trị “bệnh tâm thần”nói chung được xem như pham vị quản lý của khu vực “điều trị” trong hệ thống y tế. Trên thực tế chỉ 1 số rất nhỏ được phát hiện và điều trị, trong khi gánh nặng ” bệnh thâm thần” ở cộng đồng vẫn chưa được đề cập tới và ngày càng “phình ra” khi đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mãnh liệt.