Ngôn ngữ : Vie | Eng

Vie   Eng

Trang chủ Giới thiệu Tin tức Lĩnh vực hoạt động Thư viện Dịch vụ Đối tác Liên hệ

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

RESEARCH AND TRAINING CENTRE FOR COMMUNITY DEVELOPMENT (RTCCD)

  • Giới thiệu|

  • Tuyển dụng|

  • Đối tác|

  • Liên hệ

  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin tức hoạt động
    • Tổng hợp báo chí
  • Lĩnh vực hoạt động
    • Công tác xã hội
    • Dinh dưỡng và vi chất
    • NCDs và OneHealth
    • Nghiên cứu hệ thống y tế
    • Phát triển trẻ toàn diện
    • Phòng khám Cây Thông Xanh
    • Sức khỏe bà mẹ trẻ em
    • Sức khỏe tâm trí
    • Sức khỏe Thanh thiếu niên và Phát triển
  • Thư viện
    • Bài báo khoa học
    • Báo cáo và tài liệu dự án
    • Tài liệu hội thảo
  • Dịch vụ
Tin tức
  • Tin tức hoạt động
  • Tổng hợp báo chí
  • Tiêu điểm
  • Bình luận mới nhất
  • Bài viết mới nhất
  • Tập huấn sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non trước năm học mới

    Phòng khám Cây Thông Xanh

  • Hội thảo NYC về Bao phủ Y tế Toàn dân – Chương trình Thúc đẩy Vận động chính sách của Liên Minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm toàn cầu (NCDA)

    NCDs và OneHealth

  • Hội thảo giữa kỳ triển khai vận hành mô hình “Câu Lạc Bộ 1000 ngày đầu đời vì sự phát triển toàn diện của trẻ em tại Việt Nam

    Tiêu điểm

  • RTCCD tuyển dụng vị trí cán bộ truyền thông

    Tiêu điểm

  • Trung tâm RTCCD tuyển dụng vị trí cán bộ dự án

    Tiêu điểm

Xem thêm >>
  • EM-THRIVE_Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em thông qua đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam

    Lĩnh vực hoạt động

  • Thảo luận chủ đề lồng ghép vào các buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã/phường của 5 tỉnh thuộc dự án EM-THRIVE

    Tin tức

  • CẦN TÌM ĐỐI TÁC SẢN XUẤT TRUYỆN TRANH 

    Tuyển dụng

  • CẦN TÌM ĐỐI TÁC SẢN XUẤT VIDEO HOẠT HÌNH 

    Tuyển dụng

  • Chương Trình Tập Huấn Giáo Viên Mầm Non Về Giáo Dục Phòng Chống Tác Hại Của Rượu, Bia Cho Trẻ 4-6 Tuổi

    Dự án

29/10/2021 - 11:28 am

0

Đánh giá kết quả thực thi Luật Phòng chống Tác hại của Thuốc lá sau gần 10 năm

Sau một thập kỷ Luật PCTHTL ra đời, đến nay công tác phòng chống tác hại thuốc lá cũng đạt được nhiều khả quản, tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm. Theo dõi công tác PCTHTL từ những ngày đầu, xin TS Tuấn đánh giá về những thành tựu này không? TS. Trần Tuấn: Chưa […]


Sau một thập kỷ Luật PCTHTL ra đời, đến nay công tác phòng chống tác hại thuốc lá cũng đạt được nhiều khả quản, tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm. Theo dõi công tác PCTHTL từ những ngày đầu, xin TS Tuấn đánh giá về những thành tựu này không?

TS. Trần Tuấn: Chưa thể nói là “đạt được nhiều khả quan”, khi tỷ lệ hút thuốc trong dân chúng chỉ giảm khoảng 1-2% sau 9 năm. Theo kết quả điều tra tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020, so với năm 2015, tỷ lệ hút thuốc chung ở người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7%, tức chỉ có 0,8% trong 5 năm qua. Cả thập kỷ qua, mà tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá mới giảm từ xấp xỉ 47% xuống 45%, trong khi, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở thanh thiếu niên và phụ nữ, lại gia tăng.Thống kê của “Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá”, Bộ Y tế, năm 2015, tỷ lệ hút các sản phẩm thuốc lá điện tử, nung nóng là 1,1% dân chúng; Đến năm 2019, tỷ lệ này đã là 2,6% ở thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 17 trên cả nước, và với riêng học sinh thành thị tỷ lệ lên tới 3,4%. Với bao sức người sức của và sự lớn mạnh của hệ thống truyền thông cả chính thống và mạng xã hội như vậy, thì những con số phản ánh tỷ lệ hút thuốc lá nêu trên, rõ ràng không thể nói là “khả quan”, khi Việt Nam vẫn trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Bởi thế, càng không thể nói những đạt được trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá suốt 9 năm qua là “thành tựu”. Hãy chĩ coi đấy là những đạt được ở mức khiêm tốn, đáng khích lệ, thế cũng là nhiều rồi.

Theo ông, mặt tích cực nhất là điểm gì?

TS. Trần Tuấn: Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các công tác phòng chống tác hại thuốc lá, đi theo các khuyến cáo của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO FCTC) mà Việt Nam đã tham gia năm 2004. Bộ Y tếđã: (1)  ra được Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (năm 2012) và văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi các điều trong Luật; (2) thành lập được Quỹ PCTH thuốc lá – thể hiện cam kết chính trị của Nhà nước ta về thiết lập nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động PCTH thuốc lá khi tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về mục tiêu thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển bền vững; (3) có thực hiện nhiều hoạt động truyền thông về tác hại thuốc lá vào dịp 31/5 hàng năm, “ngày thế giới không khói thuốc”!; (4) Các tổ chức xã hội phản biện và vận động chính sách công được tạo điều kiện tham gia, hợp tác với Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin Truyền thông, các ban Đảng và một số ủy ban của quốc hội để thúc đẩy thực thi luật phòng chống tác hại của thuốc lá,

Tác hại của thuốc lá người dân ai cũng biết nhưng có những người vẫn suy nghĩ rằng “bỏ thuốc”là bỏ hết niềm vui, hay không phải ai hút thuốc cũng bị ung thư. Theo ông, các Ban chi đạo phòng chống tác hại thuốc lá cần làm gì khác để người dân thay đổi quan niệm này?

TS. Trần Tuấn: Quan niệm trên là sai, quá rõ ràng rồi. Nhưng muốn người dân thay đổi được quan niệm trên, thì phải chặn nguồn “truyền thông ngụy khoa học” duy trì tình trạng trên! Không khó để nhận ra ai “đưa ra” và ai cố gắng định hình trong xã hội quan niêm trên, ai có lợi khi dân chúng còn duy trì những suy nghĩ trên. Đó chính là ngành công nghiệp thuốc lá!

Chính ngành công nghiệp thuốc lá ngày đêm không ngừng nghỉ dùng mọi chiêu thức tác động lên hệ thống truyền thông, cả chính thống và mạng xã hội, để đưa vào tai, vào mắt, vào đầu người dân thông điệp “tốt”, “có lợi”, “cho việc sử dụng thuốc lá như thế! Và cũng ngày đêm tìm cách đẩy ra khỏi đầu người dân những thông điệp rằng “thuốc lá có hại”. Vậy Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá cần làm gì?

Nhiều lắm! Phải làm vô số hoạt động, và làm liên tục, bền bỉ, mạnh mẽ, tương xứn với đối tượng “ngành công nghiệp thuốc lá” đã, đang và sẽ tiếp tục làm!

Nghĩa là, chừng nào Ban Chỉ đạo thuốc lá coi phòng chống tác hại của thuốc lá thực chất là “cuộc chiến” đương đầu với ngành công nghiệp thuốc lá, thì chừng ấy, sẽ khắc chuyên tâm vào tìm hiểu nhận ra các “can thiệp” của ngành công nghiệp này. Khi đã phơi bày được “sự can thiệp” của ngành công nghiệp thuốc lá, khắc tìm ra biện pháp “hóa giải”.
Lúc ấy, sẽ không còn những suy nghĩ sai lầm trên trong dân!
Những “lỗ hổng”trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay như thế nào?

Có nhiều lỗ hổng lắm, và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Lỗ hông lớn nhất, nghiêm trọng nhất, đến từ quan điểm và nhận thức tầm chiến lược.

Tổ chức bảo vệ sức khỏe thế giới WHO đã xác định “ngành công nghiệp thuốc lá” có mâu thuẫn lợi ích đối kháng với sức khỏe cộng đồng, không thể “hợp tác cùng phát triển”. Nội dung của công ước khung phòng chống tác hại của thuốc lá, nêu rõ: GIỮA LƠI ÍCH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ VÀ LỢI ÍCH CỦA CHÍNH SÁCH Y TẾ CÔNG CỘNG CÓ MÂU THUẪN CƠ BẢN VÀ KHÔNG THỂ DUNG HÒA”!
“Do sản phẩm của họ gây chết người, nên không được tạo điều kiện khuyến khích việc thành lập hay hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp thuốc lá. Bất kỳ cách đối xử ưu đãi nào dành cho ngành công nghiệp thuốc lá đều sẽ xung đột với chính sách kiểm soát thuốc lá”

Bởi thế, trong lời mở đầu cho Công ước Khung của WHO về kiểm soát thuốc lá, đã nêu rõ: Các bên tham gia công ước “cần được cảnh báo về bất kỳ nỗ lực nào của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm phá hoại hay làm suy giảm những nỗ lực kiểm soát thuốc lá và sự cần thiết phải hiểu biết tường tận về những hoạt động có tác động tiêu cực đối với những nỗ lực kiểm soát thuốc lá của ngành công nghiệp này”.

Kiểm điểm lại, sẽ thấy, chính phủ có những “dễ dãi” với ngành công nghiệp thuốc lá trong suốt hai thập kỷ qua, ngay cả khi đã có luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Chẳng hạn như để nhân sự lãnh đạo Bộ Công Thương đến từ lãnh đạo doanh nghiệp thuốc lá; Để hiệp hội thuốc lá cả quốc tế và trong nước gửi thư hoặc có các hoạt động hội thảo, hội nghị vận động chính sách công, hay tổ chức các sư kiên xây dựng “trách nhiệm xã hội” của ngành công nghiệp thuốc lá trong dân chúng!

Và lỗ hổng quan điểm, nhận thức chiến lược sai lầm đó đã dẫn tới:

  • Kể từ khi ký công ước khung WHO-FCTC (2004) cam kết thực thi phòng chống tác hại thuốc lá theo khung hành động toàn cầu, Việt nam vẫn chưa đưa vào thực thi điều 5.3 của công ước này. Làm chậm tiến trình “minh bạch, giải trình trách nhiệm” khi tiếp xúc và tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các đơn vị tham gia soạn thảo các chính sách liên quan đến kiểm soát thuốc lá.
  • Chính sách thuế thuốc lá nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thuốc lá nói riêng, rơi vào tình trạng chậm triển khai, phương pháp tính thuế gây thiệt cho ngân sách nhà nước, lợi cho ngành công nghiệp thuốc lá, và mức thuế áp chưa được bằng nửa so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.
  • Các bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, đang có những tiếng nói trái ngược với Bộ Y tế , thâm chí làm vô hiệu hóa đề nghị của Bộ Y tế yêu cầu cấm hoàn toàn sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, vốn đang đưa vào Việt nam một cách hoàn toàn trông vắng hành lang kiểm soát pháp lý.

Và hàng loạt các lỗ hổng chiến lược khác, ở những lĩnh vực cụ thể của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Chẳng hạn:

  • Về môi trường không khói thuốc:Người đứng đầu nhiều cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc; cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi quy định địa điểm cấm hút thuốc, tập trung ở khách sạn, quán bar, nhà hàng còn yếu dẫn đến tỷ lệ tiếp xúc với thuốc lá thụ động tại nơi công cộng còn cao
  • Vế thuế và giá: Việt Nam là nước có mức giá và thuế thuốc lá ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống thuế thuốc lá hiện nay của Việt Nam (thuế tỷ lệ và tính trên giá xuất xưởng) có nhiều hạn chế khiến giá thuốc lá rẻ, làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh thiếu niên và người nghèo, giảm hiệu quả của công tác PCTH của thuốc lá.
  • Về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ: Chưa có quy định quản lý quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới trên mạng xã hội; các hoạt động tài trợ và trách nhiệm xã hội vẫn xuất hiện trên các trang báo điện tử. Điều 13 Công ước khung FCTC khuyến cáo các quốc gia thành viên cần cấm các khoản đóng góp của các công ty thuốc lá với bất kì hoạt động nào để thực hiện “trách nhiệm xã hội” vì đây là một hình thức tài trợ. Cấm việc công khai hóa các hoạt động kinh doanh với danh nghĩa “trách nhiệm xã hội” của ngành công nghiệp thuốc lá vì thực chất đó là quảng cáo và khuyến mại.
  • Về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh: Diện tích cảnh báo bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc hiện nay của Việt Nam chỉ là 50% còn nhỏ so với các nước khác. Các nước như Lào, Brunei và Myanmar đã in CBSK bằng hình ảnh chiếm 75% mỗi mặt chính trước và sau bao thuốc. Cảnh báo sức khỏe của Việt Nam đã thực hiện 5 năm nhưng chưa kịp thay đổi.
  • Về truyền thông PCTHTL: Cơ chế phối hợp giữa ban, ngành, cơ quan chức năng trong công tác truyền thông, xử lý vi phạm pháp luật còn hạn chế và chưa đồng bộ; Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội chưa thực sự được đẩy mạnh tạo phong trào có tính lan tỏa.
  • Về quản lý thuốc lá mới: Chưa có quy định quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong khi đó, Bộ Công thương còn đề xuất thí điểm cho phép nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử. Điều này làm gia tăng sự phổ biến của các sản phẩm thuốc lá mới cho thanh thiếu niên và gây nguy cơ tiềm ẩn, phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với thuốc lá điện tử, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội, kinh tế, môi trường, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.

Các chuyên gia cho rằng tăng Thuế thuốc lá tuyệt đối có thể giảm đáng kể số người hút thuốc có thu nhập thấp và ngăn chặn được nhiều thanh niên hút thuốc hơn?

TS. Trần Tuấn: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

Thuế và giá là giải pháp có hiệu quả cao trực tiếp làm giảm tiêu dùng thuốc lá so với các giải pháp phòng chống tác hại thuốc lá khác, và mang ý nghĩa của giải pháp phòng bệnh đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.

Việt Nam hiện có mức giá và thuế thuốc lá ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tỷ lệ thuế thuốc lá tình theo giá bán lẻ chỉ chiếm 36,7% (số liệu năm 2018), bằng một nửa so với các nước ASEAN (như Singapore: 67,5%; Thái lan: 73%..).

Tôi ủng hộ đề xuất rằng bên cạnh điều chỉnh tăng thuế suất tỷ lệ đang áp dụng, phải áp thêm thuế tuyệt đối, với mức tối thiểu từ 2500 đ/ bao (vào năm 2022) tăng dần tới 5000đ/bao (năm 2024). Theo tính toán, giải pháp này sẽ giúp giảm được 675.000 nghìn người hút thuốc- phần nhiều là thanh thiếu niên và người thu nhập thấp, đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng hút thuốc, chưa kể thu ngân sách từ thuế tăng thêm 18 nghìn tỷ.

Theo TS Tuấn, những thách thức của công tác phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay và biện pháp cần giải quyết như thế nào?

TS. Trần Tuấn: Thách thức lớn nhất đó là trong hệ thống chính phủ, đặc biệt từ Bộ Công Thương, vẫn để tồn tại sự can thiệp của các doanh nghiệp thuốc lá và rộng ra, ngành công nghiệp thuốc lá cà trong nước và quốc tế, làm suy yếu các chính sách kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam, đặc biệt liên quan tới thuế thuốc lá,cảnh báo sức khỏe hình ảnh trên bao thuốc lá, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty thuốc lá. Nghiêm trọng không kém, là sự chậm trể trong ra chính sách ngăn chặn sự xâm nhập thị trường Việt nam của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong suốt chục năm qua, khiến gia tăng nhanh chóng tỷ lệ thanh thiếu niên và phụ nữ dùng hai loại sản phẩm này nói riêng và thuốc lá nói chung.

Đặc biệt trong bối cảnh COVID-19, ngành CNTL đã can thiệp sâu hơn, đặt chính phủ vào tình trạng vi phạm nghiêm trọng công ước khung WHO-FCTC khi để ngành công nghiệp thuốc lá đánh bóng hình ảnh của mình, bằng hoạt động tài trợ trang thiết bị y tế phòng chống COVID-19, hay khi chính phủ tiếp nhận kiến nghị của các doanh nghiệp và hiệp hội thuốc lá hoãn việc tăng thuế TTĐB và hoãn sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, vì lý do “doanh nghiệp thuốc lá gặp khó khăn trong dịch COVID-19”.

Biện pháp giải quyết chung là quán triệt lại quan điểm của chính phủ phòng chống tác hại của thuốc lá theo hướng tuân thủ thực hiện đúng công ước khung quốc tế WHO-FCTC đã ký. Hành động cụ thể chính xếp theo thứ tự ưu tiên bao gồm:

1- Đưa vào thực hiện nội dung điều 5.3 trên toàn hệ thống làm chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá, tạo cơ sở rộng ra cho triển khai minh bạch và giải trình trách nhiệm trong phát triển chính sách phòng chống các bệnh không lây nhiễm, và góp phần cải thiện tính minh bạch và giải trình trách nhiệm của hệ thống nhà nước nói chung.

2- Hỗ trợ và thúc đẩy mạnh mẽ sư tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức khoa học ngoài nhà nước, phi vụ lợi với vai trò hỗ trợ Chính phủ thực thi đầy đủ Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới mà Việt Nam đã ký vào 2004 trong các hoạt động sau:

  • Truyền thông về tác hại thuốc lá và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt hướng tới đối tượng thanh thiếu niên, sử dụng các bằng chứng khoa học nhân bản.
  • Giám sát, đánh giá việc thực thi các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tác hại thuốc lá đã nêu trong thời gian vừa qua bao gồm: (a) tăng thuế thuốc lá; (b) triển khai quy định môi trường không khói thuốc ở tất cả các khu vực công cộng, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh lớn trên các sản phẩm thuốc lá và (c) cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá.
  • Xây dựng và ban hành chính sách cấm các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vì các bằng chứng khoa học và thực tiễn cho thấy các sản phẩm này thu hút thanh thiếu niên và gây nghiện
    Theo dõi, phát hiện và phản biện các vi phạm của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách thuốc lá tại Việt Nam
  • Thúc đẩy thực thi Điều 5.3 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong các cơ quan chính phủ tập trung vào minh bạch, giải trình trong quan hệ với ngành công nghiệp thuốc lá

TS.BS. Trần Tuấn
(với sự hỗ trợ của Nguyễn Hồng Hạnh, Trung tâm RTCCD, Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN))

  • Facebook ()
  • Bình luận (0)
  • Tiêu điểm
  • Bình luận mới nhất
  • Bài viết mới nhất
  • Tập huấn sơ cấp cứu cho giáo viên mầm non trước năm học mới

    Phòng khám Cây Thông Xanh

  • Hội thảo NYC về Bao phủ Y tế Toàn dân – Chương trình Thúc đẩy Vận động chính sách của Liên Minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm toàn cầu (NCDA)

    NCDs và OneHealth

  • Hội thảo giữa kỳ triển khai vận hành mô hình “Câu Lạc Bộ 1000 ngày đầu đời vì sự phát triển toàn diện của trẻ em tại Việt Nam

    Tiêu điểm

  • RTCCD tuyển dụng vị trí cán bộ truyền thông

    Tiêu điểm

  • Trung tâm RTCCD tuyển dụng vị trí cán bộ dự án

    Tiêu điểm

  • EM-THRIVE_Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em thông qua đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực tại 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam

    Lĩnh vực hoạt động

  • Thảo luận chủ đề lồng ghép vào các buổi tiêm chủng tại trạm y tế xã/phường của 5 tỉnh thuộc dự án EM-THRIVE

    Tin tức

  • CẦN TÌM ĐỐI TÁC SẢN XUẤT TRUYỆN TRANH 

    Tuyển dụng

  • CẦN TÌM ĐỐI TÁC SẢN XUẤT VIDEO HOẠT HÌNH 

    Tuyển dụng

  • Chương Trình Tập Huấn Giáo Viên Mầm Non Về Giáo Dục Phòng Chống Tác Hại Của Rượu, Bia Cho Trẻ 4-6 Tuổi

    Dự án

  • TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (RTCCD)

    Số 06, Ngõ 46, Phố Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

    Website: www.rtccd.org.vn | Email: office@rtccd.org.vn

    Tel: (+84) 24 3628 0350 | Fax: (+84) 24 3628 0200

    • Admin
    • Intranet
    • Email