23/05/2023 - 5:27 pm
0
Thông cáo ngày 23 tháng 5 năm 2023
Chúng tôi, 106 nhà lãnh đạo các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng đến từ 60 quốc gia và 06 châu lục, kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngừng các cuộc họp kín với đại diện ngành công nghiệp rượu bia, việc mà chưa từng có tiền lệ trước đây.
Trùng với sự kiện Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 76 đang diễn ra tại Geneva, những người ủng hộ sức khỏe hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đang kêu gọi ngừng tổ chức cuộc họp kín thường niên chỉ dành cho đại diện của WHO cùng với đại diện của các công ty sản xuất rượu,bia.
Trong một bức thư chung, lãnh đạo của các tổ chức xã hội làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng, sức khỏe cộng đồng, bạo lực gia đình, quyền trẻ em và các nhóm dân tộc (First Nations) đã kêu gọi Tổng Giám đốc của WHO, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus ngừng tham gia các cuộc họp này.
Trong thư kêu gọi có viết:
“Đại diện của ngành công nghiệp rượu bia không được ngồi vào bàn thảo luận về chính sách và việc phát triển các chương trình, đánh giá và can thiệp nâng cao sức khỏe, phúc lợi và an toàn cho cộng đồng”.
“Sức khỏe, phúc lợi và sự an toàn của gia đình và cộng đồng của chúng tôi là rất quan trọng.”
Như đã quan sát thấy ở Úc và trên toàn thế giới, ngành công nghiệp rượu bia đang lặp đi lặp lại những chiêu trò nhằm phá hoại các cải cách y tế công cộng hiện có.
Ở Mê-xi-cô, các công ty rượu đa quốc gia đã sử dụng hàng triệu lít nước của các cộng đồng đang bị hạn hán tàn phá để sản xuất bia, buộc các cộng đồng này phản đối quyền tiếp cận nước cơ bản của con người.
Ở Ai-len, các công ty rượu đã từng bước vận động hành lang để làm suy yếu Đạo luật hành động về rượu đối với sức khỏe cộng đồng (the Public Health Alcohol Action Act), giảm bớt tác động của nó và trì hoãn nhiều biện pháp, chẳng hạn như trì hoãn việc đưa ra các nhãn cảnh báo bắt buộc ghi rõ những rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ các sản phẩm có cồn.
Tại Úc, một nhà bán lẻ rượu lớn đã dành 5 năm để xây dựng một cửa hàng bán chai lớn gần khu vực khô hạn nơi cộng đồng thổ dân sinh sống có mức độ tác hại của rượu cao, buộc cộng đồng này phải chống trả.
Ở nhiều quốc gia châu Phi, các công ty rượu đa quốc gia đang triển khai các hoạt động phi đạo đức để thúc đẩy việc sử dụng rượu, bia, bao gồm sử dụng “các cô gái nóng bỏng để quảng cáo bia” và tiếp thị rầm rộ khiến với những khuyến mãi nhắm đến trẻ em.
Bà Kristina Sperkova, Chủ tịch Tổ chức Movendi International cho biết, ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của rượu bia là rất quan trọng để WHO đạt được mục tiêu mang lại cơ hội bình đẳng, an toàn và một cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người.
“Các công ty rượu và các nhóm vận động hành lang của họ làm việc không ngừng để phá hoại các biện pháp thông thường nhằm cải thiện sức khỏe và sự an toàn của mọi người trên toàn cầu. Họ không nên được trao quyền tiếp cận với chính những người chịu trách nhiệm thúc đẩy sức khỏe toàn cầu, việc mà chưa từng có tiền lệ trước đây”.
“Rượu giết chết 3 triệu người mỗi năm trên toàn cầu, chiếm 5% tổng số ca tử vong. Trong số những người trẻ tuổi từ 20 đến 39 tuổi, cứ 7 ca tử vong thì có 1 ca là tử vong do rượu. Mọi nỗ lực nên được thực hiện để ngăn chặn tác hại này.”
Ông Trần Tuấn, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) cho rằng, chấm dứt được vấn nạn sử dụng rượu, bia sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
“Nạn rượu bia sẽ cản trở sự thực hiện thành công của 13 trên tổng số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết phải đạt vào năm 2030″.
Thông tin liên hệ:
Vui lòng liên hệ với email văn phòng của chúng tôi: office@rtccd.org.vn
Chi tiết thư kêu gọi: WHO Open Letter