Tháng 9 năm 2018, Cuộc họp Cấp cao Liên hợp quốc lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Thành phố Newyork, Mỹ. Đây là dịp các chính phủ sẽ cùng nhau cam kết để thúc đẩy tiến trình kiểm soát các bệnh không lây nhiễm toàn cầu.
Cuộc họp cấp cao Liên hợp quốc về vấn đề các bệnh không lây nhiễm (NCDs) năm 2018 là một cơ hội lớn để các nhà lãnh đạo trên Thế giới xây dựng sự đồng thuận trong việc giải quyết những khó khăn, những “nút thắt cổ chai” cản trở đến tiến trình phòng ngừa và kiểm soát NCDs.
Tại sao cuộc họp cấp cao Liên hợp quốc năm 2018 là một sự kiện quan trọng đối với các hoạt động kiểm soát NCDs?
- Vấn đề NCDs hiện nay đã được công nhận là trọng tâm về sức khỏe và phát triển toàn cầu với một số cam kết của một số chính phủ về kiểm soát NCDs đã được thực hiện ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. NCDs là mục tiêu trong Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, Kế hoạch toàn cầu về NCDs 2013 -2020 và Mục tiêu và chỉ tiêu NCDs đến năm 2025 toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Sự dịch chuyển từ Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ (MDG) sang Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) là một cơ hội cho NCDs khi chương trình nghị sự mới dựa trên việc tiếp cận tới các mục tiêu một cách “phối hợp và không thể chia rẽ”, yêu cầu sự tham gia của nhiều lĩnh vực cùng nhau kiểm soát NCDs.
- Đã có sự đồng thuận rộng rãi giữa các giải pháp và can thiệp có chi phí hiệu quả cho NCDs với lợi tức đầu tư cao (còn được gọi là “Best buys) bao trùm cả các hướng tiếp phòng ngừa NCDs cận dựa trên dân sốvà các giải pháp cho hệ thống y tế để cải thiện chất lượng điều trị va chăm sóc NCDs.
- Mặc dù đã có các cam kết và đồng thuận toàn cầu để phòng chống và kiểm soát NCDs, tuy nhiên thực tế cho thấy khó có thể đạt được các mục tiêu NCDs khi tiến trình cam kết và đồng thuận này còn thiếu và không đều giữa các quốc gia. Rất nhiều quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình đang vật lộn để biến từ cam kết thành hành động. Chúng ta đã giảm được 17% tỷ lệ tử vong sớm, tuy nhiên còn xa mới có thể đạt được mục tiêu giảm 33% tỷ lệ tử vong sớm theo lộ trình của các mục tiêu phát triển bền vững năm 2030. Chỉ có ít hơn một nửa số quốc gia có mục tiêu và kế hoạch cho NCDs , nền tảng cho các hoạt động cấp quốc gia để phòng ngừa và kiểm soát NDCs
- Môi trường chính sách và kinh tếmà Cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc đối mặt là thách thức lớn. Sự khủng hoảng nhân đạo toàn cầu, sự giảm sút của các hỗ trợ phát triển về y tế, kinh tế phát triển chậm, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc, các hiệp định thương mại và đầu tư, quyền lực của các công ty đa quốc gia cản trở các vấn đề y tế công cộng và việc thiếu vắng vai trò của CSOs toàn cầu, tất cả tạo ra mối đe dọa cho việc thông qua các văn bản của UNHLM vận động cho các nguồn lực chính trị và tài chính để đạt được các mục tiêu NCDs toàn cầu.
Những ưu tiên vận động chính sách liên quan đến NCDs cho Cuộc họp cấp cao của Liên hợp quốc
- Tăng cường tài chính phòng chống và kiểm soát NCDs. Nguồn lực tài chính đủ và bền vững cho NCDs đang cực thiếu và vẫn đang là “nút thắt cổ chai” cho sự phát triển của các tổ chức NCDs và các hoạt động phòng chống và kiểm soát NCDs. NCDs chỉ được nhận 1.3% nguồn lực hỗ trợ phát triển cho y tế và tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình con số này còn ít hơn. Để giải bài toán này sẽ cần huy động nguồn tài chính ở nhiều lĩnh vực như tăng thuế đối với các sản phẩm gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, thực phẩm có lượng đường cao, hợp tác với khu vực tư nhân, các quỹ song phương và đa phương…Tăng cường đầu tư cho NCDs là một ưu tiên hàng đầu để đạt được mục tiêu NCD đến năm 2025
- Đẩy mạnh hành động giảm thiểu béo phì ở trẻ em. Vấn đề béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề y tế rõ ràng và nhận được sự quan tâm của công chúng và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường và chính sách bị tác động bởi các công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống có hại cho sức khỏe, vấn đề béo phì ở trẻ em vẫn trở thành thách thức lớn nằm ngoài phạm vi ngành y tế và cần có sự quan tâm ở cấp lãnh đạo của các quốc gia.
- Tăng thuế đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đúng mức với các sản phẩm thuốc lá, rượu bia, các đồ uống giải khát có nhiều đường là một giải pháp tài chính có chi phí hiệu quả cho NCDs đã được WHO đề xuất. Việc tăng thuế này sẽ không chỉ có lợi cho phòng chống NCDs mà còn cả ngân sách quốc gia.
- Cứu sống con người thông qua việc điều trị NCD. Việc tiếp cận đến các dịch vụ điều trị và chăm sóc là quyền cơ bản của con người để tất cả mọi người đều có thể đạt được tiêu chuẩn về sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, hàng triệu người vẫn không thể tiếp cận được với các dịch vụ điều trị, chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Các vấn đề ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đang gặp phải là thiếu sự chuẩn bị, thiếu đào tạo nhân lực y tế, thiếu tài chính, thiếu nguồn cung ứng, hệ thống quản lý thông tin kém. Bao phủ Y tế toàn dân là một cơ hội để cải thiện việc điều trị và chăm sóc NCDs. Việc lồng ghép phòng tránh và điều trị NCDs vào Bao phủ Y tế toàn dân rất cần thiết để đẩy mạnh hệ thống y tế, giúp người dân có thể tiếp cận được những dịch vụ y tế cứu mạng sống của họ.
- Đặt người dân là ưu tiên số một. Những người sống với các bệnh NCDs (những người mắc bệnh NCD và những người có người thân mắc bệnh NCD), người trẻ và các tổ chức xã hội dân sự phải là trung tâm của viêc phòng chống và kiểm soát NCDs. Thông qua mối quan hệ với các cộng đồng, CSOs hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi NCDs quyền được lên tiếng để vận động quá trình xây dựng chính sách. CSOs truyền tải yêu cầu của người dân, gắn kết với họ và tạo áp lực cho chính phủ thực hiện hành động đảm bảo nguồn lực và dịch vụ hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi NCDs. Đặc biệt vai trò của người mắc bệnh NCD cũng như những người trẻ trong KS và PC NCDs đã bị lãng quên. Để đảm bảo quyền lợi của nười mắc bệnh NCDs, cần có sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo, xã hội để những người mắc bệnh, sốn g chúng với NCDs đều có cơ hội lên tiếng
Theo tài liệu của Diễn đàn lần hai của Liên minh Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (NCD alliance)