Mô tả:
Dự án tập trung củng cố phương pháp “chăm sóc bởi cán bộ không chuyên” bằng việc hỗ trợ hội phụ nữ vận động người dân học hỏi những tấm gương tốt về tự chăm sóc, chăm sóc bởi gia đình và chăm sóc bởi cộng đồng.
Mục tiêu của dự án:
- Thúc đẩy phương pháp chăm sóc sức khoẻ tâm trí tại nhà và tại cộng đồng
- Giảm kỳ thị và ngược đãi đối với người mắc bệnh tâm trí
- Tạo mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm trí tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu khoa học thông qua việc nâng cao năng lực Hội Phụ Nữ
Hoạt động:
Dự án “Phụ nữ chia sẻ gương tốt trong chăm sóc người bệnh rối nhiễu tâm trí tại gia đình” chính thức bắt đầu triển khai từ tháng 06/2013. Dự án được thực hiện tại xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, với sự tham gia 15 cán bộ hội phụ nữ.
Các hoạt động chính của dự án gồm:
- Thực hiện điều tra ban đầu xác định tỷ lệ mắc rối nhiễu tâm trí (RNTT) trong cộng đồng và xác định các điển hình tích cực trong phòng chống rối nhiễu tâm trí, chăm sóc và phục hồi chức năng người bệnh RNTT.
- Xây dựng tài liệu đào tạo hướng dẫn gia đình, cán bộ hội phụ nữ về tư vấn và chăm sóc người bệnh RNTT tại cộng đồng.
- Đào tạo hướng dẫn hội viên hội phụ nữ xã và thôn về chăm sóc sức khoẻ tâm trí ở phụ nữ, tự chăm sóc và chăm sóc dựa vào cộng đồng.
- Trang bị cơ sở vật chất cho hội phụ nữ xã nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.
- Thiết lập và vận hành 09 câu lạc bộ Chăm sóc Sức khỏe tâm trí (CLB CSSKTT) tại 09 thôn. CLB CSSKTT là nơi các hộ gia đình chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh, thảo luận các hướng giải quyết khó khăn nảy sinh.
- Hỗ trợ thành viên câu lạc bộ khám/chẩn đoán tại bệnh viện tâm thần tỉnh.
- Tổ chức hội giao lưu văn nghệ để tạo cầu nối giữa các thành viên câu lạc bộ và cộng đồng.
- Tổ chức chương trình “Nối rộng vòng tay” nhằm khuyến khích học sinh cấp 1 của xã đến thăm hỏi và giúp việc nhà các gia đình có người bệnh tâm thần.
- Tuyên truyền trên loa đài, thông qua các buổi họp thôn để góp phần giảm kỳ thị của cộng đồng.
- Đánh giá cuối dự án và trao quà cho những thành viên có nhiều thay đổi tích cực nhất từ sau khi tham gia câu lạc bộ.
Các kết quả đạt được:
- 09 câu lạc bộ “Chăm sóc Sức khỏe Tâm trí” được thành lập ở mỗi thôn đã đưa những hộ gia đình có người mắc bệnh RNTT xích lại gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những khó khăn cũng như những kinh nghiệm trong chăm sóc người bệnh. Một số trường hợp người bệnh đã có thể đi làm để hỗ trợ gia đình.
- Các cán bộ điều hành CLB ngày càng tự tin với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo như kỹ năng điều hành câu lạc bộ, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng tư vấn…
- Dự án đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng mô hình bao gồm 4 tài liệu:
- Tài liệu 1 – Cẩm nang dành cho cán bộ hội phụ nữ
- Tài liệu 2 – Cẩm nang chăm sóc người bệnh RNTT
- Tài liệu 3 – Phim hướng dẫn Chăm sóc người bệnh RNTT
- Tài liệu 4 – Tranh treo tường
4. Tỷ lệ kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người bệnh và gia đình giảm. Cộng đồng và UBND cũng đã quan tâm đến các trường hợp người bệnh tâm thần tại xã.
Một số hình ảnh của dự án: