Trước đây người khuyết tật bị coi là đối tượng thiếu năng lực đưa ra quyết định và lệ thuộc. Giờ đây người khuyết tật được pháp luật công nhận có đầy đủ năng lực và quyền bình đẳng. Từ góc độ quyền, người khuyết tật trí tuệ có quyền:
- Sống
- Có cơ hội và quyền làm việc như những người khác
- Có quyền có sức khoẻ tốt
- Có quyền được sống trong cộng đồng
- Có quyền đưa ra tiếng nói của mình
- Có quyền được đi học
Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn giữa mong muốn hoặc chuẩn quy định và những gì được thực hiện để hỗ trợ người khuyết tật nói chung và người khuyết tật trí tuệ nói riếng. Sự khác biệt đó chính là những những nhu cầu còn chưa được đáp ứng của người khuyết tật. Sự phức tạp của khái niệm nhu cầu chưa được đáp ứng đã được ghi nhận trong nhiêu nghiên cứu trên thế giới.
Nghiên cứu của RTCCD mong muốn đo lường những nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sức khoẻ của người khuyết tật trí tuệ được xác định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD), trong đó một phần quan trọng chính là sức khoẻ tâm trí.
Báo cáo nghiên cứu sẽ được sử dụng như một nguồn thông tin ban đầu để phát triển các sáng kiến hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm trí cho người khuyết tật trong tương lai.
Mục tiêu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường những nhu cầu chưa được đáp ứng của người khuyết tật trí tuệ về các mặt an toàn, hỗ trợ tâm lý xã hội, hỗ trợ hoà nhập và phát triển nghề nghiệp.
Nghiên cứu có 4 mục tiêu cụ thể:
- Đo lường tỷ lệ khuyết tật trí tuệ tại một cộng đồng thuộc thành phố Lai Châu
- Xác định những hình thức hỗ trợ tâm lý xã hội, hỗ trợ hoà nhập, giáo dục và phát triển nghề nghiêp cũng như những rào cản đối với người khuyết tật trí tuệ.
- Xác định những khoản trống trong hệ thống chăm sóc hiện tại dành cho người khuyết tật trí tuệ.
- Đưa ra những đề xuất để ngăn ngừa và đáp ứng với những nhu cầu của người khuyết tật trí tuệ.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng