11/08/2016 - 1:09 am
0
TS. Trần Tuấn đã có bài trình bày đề xuất các giải pháp tăng cường vai trò và hiệu quả tư vấn, phản biện và phát triển chính sách nằm trong chương trình “Hội thảo Thường niên của các Tổ chức xã hội: Vì sự phát triển bền vững” do VUSTA phối hợp với NGO-IC, SRD, RTCCD tổ chức ngày 10/8
Tại Hội thảo, gần 200 đại biểu là đại diện của các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và các cơ quan truyền thông đã cùng thảo luận về ba vấn đề chính: Luật về hội, Nâng cao năng lực vận động chính sách của các tổ chức xã hội và tài chính cho các tổ chức xã hội
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch, tính giải trình của chính phủ thì sự tham gia, đóng góp của các hội, các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật, cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng được mở rộng, góp phần tạo ra những chính sách đáp ứng tốt hơn và bám sát hơn nhu cầu của xã hội.
TS. Trần Tuấn, giám đốc RTCCD đã có bài trình bày đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trong tư vấn, phản biện và phát triển chính sách công.
Ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức XHDS tạo thế “kiềng 3 chân” cho mọi hoạt động phát triển trong xã hội. Mỗi chủ thể có vai trò rất riêng, không thay thế. Trong đó, các tổ chức XHDS là chủ thể tồn tại độc lập bảo vệ lợi ích của cộng đồng . Chủ thể XHDS đóng vai trò bổ sung khiễm khuyết của thị trường và giảm quyền lực độc tôn của nhà nước.
Chủ thể XHDS phải đạt được 5 tiêu chí: (1) Phải là một tổ chức, (2) không thuộc về chủ thể nhà nước, (3) không thuộc về khối doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận cho cá nhân hoặc nhóm các cá nhân có mục tiêu thủ lợi kinh tế, quyền lực chính trị riêng, (4) Tự thân thực hiện hoạt động mà không phụ thuộc vào các khoản kinh phí hỗ trợ của nhà nước (5) Tự nguyện tham gia các hoạt động đặc biệt là tư vấn, phản biện và phát triển chính sách.
Tuy nhiên ở khối XHDS Việt Nam hiên nay có tình trạng “lẫn lộn”, “tự đánh mất mình” của các tổ chức. Ví như có những tổ chức, ban đầu được xem là hoạt động vì mục tiêu phát triển tổ chức xã hội dân sự, nhưng triển khai thực tế, họ lại muốn được công nhận là “tổ chức chính trị-xã hội” là cánh tay nối dài của nhà nước hoặc đảng phái chính trị. Loại hình tổ chức này không phải tổ chức XHDS vì đây là những chủ thể hoạt động phục vụ cho mục tiêu chính trị
Về thực trang tham gia của các tổ chức xã hội vào tư vấn phản biện xây dựng chính sách. Theo TS. Trần Tuấn là rất khó đánh giá nếu các tổ chức nằm ngoài VUSTA vì tính định danh của các tổ chức này chưa cao.
Trong bối cảnh kinh tế trong nước ngày càng hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp “phi nhân bản” nước ngoài vì mục tiêu lợi nhuận thực hiện nhiều hành vi can thiệp, lèo lái các chính sách công gây tổn hại tới sức khỏe cộng đồng và an toàn môi sinh tại Việt Nam. Do vậy, các tổ chức XHDS phải manh mẽ hơn trong các hoạt đông tự vấn, phản biện và phát triển chính sách để giữ vai trò cân bằng và duy trì sự phát triển bền vững của đất nước.
TS. Trần Tuấn cũng đề xuất 8 giải pháp tăng cường vai trò và hiệu quả vận động chính sách của các tổ chức XHDS Việt Nam.
(1) Tính chính danh, các chủ thể XHDS phải hiểu rõ sự khác biệt của mình đối với chủ thể nhà nước và doanh nghiệp. Do đó, cần có nghiên cứu đánh giá vai trò của các tổ chức XHDS theo từng lĩnh vực và thúc đẩy tính chính danh của các tổ chức XHDS tham gia quá trình vận động chính sách
(2) Phải có mối quan hệ độc lập với nhà nước và doanh nghiệp thì các tổ chức XHDS mới có thể tìm được môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển
(3) Truyền thông mạng xã hội là công cụ chính trong truyền thông vận động chính sách. Để tránh việc nhóm thủ lợi lèo lái truyền thông, tổ chức XHDS phải có phương thức truyền thông riêng thông qua các mạng xã hội như để không phụ thuộc quá nhiều vào truyền thông nhà nước.
(4) Hiệp đồng cộng lực giữa các Liên minh để tạo ra tiếng nói chung ở các lĩnh vực ưu tiên
(5) Tập trung vào các điểm chính của Chính sách, bám sát vào các vấn đề nóng và kết hợp chọn ưu tiên dài hạn
(6) Xây dựng điển hình và tạo đôi tuyển cho từng lĩnh vực phản biện. XHDS phải có đội ngũ chuyên gia của riêng mình để đại diên tiếng nói cho XHDS và không phụ thuộc vào các chuyên gia của nhà nước
(7) Hạ tầng cơ sở cho XHDS. Cần có một hạ tầng cơ sở chung, để tiết kiệm được nguồn lực và tạo cơ hội cho sự hiệp đồng cộng lực.
(8) Tài chính cho XHDS vận động chính sách.