14/05/2020 - 3:47 pm
0
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vào ngày 29 tháng 4 năm 2020 chỉ ra rằng những người hút thuốc lá thường có xu hướng dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như COVID-19 hơn so với những người không hút thuốc. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng […]
Nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) vào ngày 29 tháng 4 năm 2020 chỉ ra rằng những người hút thuốc lá thường có xu hướng dễ nhiễm các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như COVID-19 hơn so với những người không hút thuốc. Các nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng người hút thuốc có nguy cơ cao làm bệnh diễn tiến nặng hơn và gây tử vong so với những người không hút thuốc. Hiện nay, vẫn chưa có đủ thông tin để có thể xác nhận lại bất kỳ một mối liên quan giữa thuốc lá hay nicotine trong phòng chống và chữa trị COVID-19. Ngoài ra, WHO nhấn mạnh vào sự quan trọng nghiên cứu một cách hệ thống, chất lượng tốt và được phê chuẩn đạo đức nhằm nâng cao sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng nói chung.
Thuốc lá là nguyên nhân đã khiến hơn 8 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm tử vong. Hơn 7 triệu ca tử vong là do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu ca còn lại là những người hút thuốc lá một cách thụ động.
Hút thuốc là được biết đến là một yếu tố đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bên cạnh đó, nó cũng là một yếu tố nghiêm trọng làm tăng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Một bài tổng quan nghiên cứu của WHO vào ngày 29 tháng 4 năm 2020 nhận ra rằng những người hút thuốc lá thường dễ có xu hướng nhiễm các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như COVID-19 hơn so với những người không hút thuốc.
COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm chủ yếu gây tổn thương đến phổi. Hút thuốc làm suy yếu chức năng của phổi làm giảm sức đề kháng của cơ thể để có thể kháng lại virus corona và các loại bệnh khác. Thuốc lá là một nguyên nhân chính gây ra bệnh không truyền nhiễm như các bệnh tim mạch, ưng thư, các bệnh về nhiễm trùng hô hấp và đái tháo đường. Những bệnh nhân mắc những bệnh không truyền nhiễm này sẽ có nguy cơ cao hơn khi nhiễm COVID-19. Các nghiên cứu sẵn có chỉ ra rằng người hút thuốc có nguy cơ cao làm bệnh diễn tiết nặng hơn và gây nguy cơ tử vong so với những người không hút thuốc.
WHO đang liên tục đánh giá các nghiên cứu mới, bao gồm nghiên cứu khảo sát về mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá cũng như chất nicotine với COVID-19. WHO thúc đẩy các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan truyền thông đại chúng cần cảnh giác về những khẳng định chưa được chứng minh cho rằng việc sử dụng thuốc lá hay những sản phẩm có chứa nicotine có thể làm suy giảm sự nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19. Đến nay, vẫn chưa đủ thông tin để xác nhận mối liên kết giữa thuốc lá hay nicotine trong phòng chống hoặc chữa trị COVID-19.
Liệu pháp thay thế nicotine như kẹo cao su hay miếng dán nicotine được thiết kế để giúp người hút thuốc bỏ thuốc. WHO khuyến cáo rằng người hút thuốc cần phải trực tiếp thực hiện các bước trong phương pháp đã được chứng minh để cai thuốc lá như gọi đường dây điện thoại giúp cai nghiện thuốc lá miễn phí, phần mềm nhắn tin trên điện thoại, và các liệu pháp thay thế nicotine khác.
Trong vòng 20 phút ngừng hút thuốc, nhịp tim tăng và huyết áp giảm. Sau 12 giờ tiếp theo, nồng độ carbon monoxide trong máu giảm xuống mức bình thường. Từ 2-12 tuần tiếp theo, lưu thông máu và chức năng của phổi được cải thiện tích cực. Sau từ 1-9 tháng, giảm các triệu chứng ho và hơi thở ngắn.
WHO nhấn mạnh vào sự quan trọng của những nghiên cứu một cách hệ thống, chất lượng tốt, được phê duyệt đạo đức. Những nghiên cứu mà góp phần vào nâng cao sức khoẻ của một cá nhân cũng như sức khoẻ cộng đồng. Họ cũng nhấn mạnh rằng quảng cáo của những can thiệp chưa được chứng minh gây ảnh hưởng bất lợi đối với sức khoẻ.