23/11/2004 - 11:38 am
0
Để xác định mức độ phổ biến của học thêm ở cấp tiểu học và tác động của học thêm đến trẻ, một nghiên cứu gần đây (2002 – 2004) trên 1.000 trẻ 8 tuổi và cha mẹ trẻ thuộc dự án nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” (Young Lives) do 3 cơ quan Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng; Tổng cục Thống kê và Tổ chức Cứu trợ nhi đồng Anh phối hợp thực hiện đã được triển khai tại 5 tỉnh thành: Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên và Bến Tre
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học thêm của trẻ 8 tuổi tại thành thị là 58%, nông thôn 56% và miền núi 7%. Trong đó, tỉ lệ học thêm ở nhóm trẻ dân tộc Kinh (50%) gấp 15 lần so với nhóm trẻ dân tộc thiểu số (3,4%). Toán và tiếng Việt là hình thức học thêm phổ biến nhất, chiếm 80%. Cha mẹ và người thân trong gia đình là người đề nghị trẻ đi học thêm nhiều nhất, chiếm trên 60%, tiếp đến là giáo viên (18%-27% tuỳ theo môn học) và chỉ có 9% trẻ đề xuất muốn được đi học thêm môn toán và tiếng Việt. Trung bình trẻ học thêm khoảng 9 giờ/tuần. Số giờ dành cho học thêm ở trẻ miền núi là 7,8 giờ, nông thôn 8,9 giờ và thành thị 9,5 giờ.
Đọc thêm