RTCCD cung cấp hỗ trợ các ca liên quốc gia có liên quan (và không giới hạn) đến trẻ em đang được chăm sóc và/hoặc các trường hợp trẻ em không được giám hộ và/hoặc trẻ em bị buôn bán có khả năng được bố trí chăm sóc bởi một người trong gia đình tại Việt Nam. Những trường hợp này có thể cần thực hiện đánh giá đối với các gia đình nhận chăm sóc và/hoặc đánh giá sau khi nhận chăm sóc.
Ngày 15/09/2015, Trung tâm RTCCD và Children & Family Across Borders (CFAB), Vương quốc Anh đã cùng ký kết Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực công tác xã hội. Theo các điều khoản trong bản thoả thuận, Trung tâm Phát triển nghề Công tác Xã hội trực thuộc RTCCD sẽ cung cấp hỗ trợ các trường hợp liên quốc gia có liên quan (và không giới hạn) đến các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc và/hoặc trẻ không có người giám hộ và/hoặc trẻ em bị buôn bán tại Vương quốc Anh có khả năng được đưa về chăm sóc bởi thành viên gia đình tại Việt Nam. Những trường hợp này có thể cần thực hiện đánh giá đối với gia đình dự kiến nhận chăm nuôi và đánh giá sau khi nhận trẻ, bao gồm những lần tham gia đình để đánh về phúc lợi của trẻ.
Trước khi ký kết thoả thuận hợp hợp tác, SWPDC và CFAB đã liên tục có những hoạt động hợp tác để thực hiện các trường hợp liên quan đến trẻ em, những trẻ có nguy cơ hoặc trẻ em đã được xác định là đối tượng dễ bị tổn thường. Dưới đây là một số ca đánh giá điển hình cho chương trình hợp tác này.
1. Cung cấp hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho một nữ sinh
Vào tháng 7/2015, RTCCD đã nhận được đề nghị từ CFAB liên quan đến một trường hợp nữ sinh đang ở Anh và đang gặp nhiều khó khăn trong việc đoàn tụ với gia định. Cô bé đã mất liên lạc với cha mẹ tại Việt Nam và không biết làm thế nào để quay trở về sống tại Việt Nam*
Để đáp ứng đề nghị của CFAB, các nhân viên của SWPDC đã đã tìm hiểu những tổ chức cung cấp hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam. RTCCD cũng thực hiện đánh giá với các tổ chức này để tìm ra nơi phù hợp nhất cho nữ sinh. Những tổ chức này có thể hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em phục hồi sau những sang chấn, tái hoà nhập và hỗ trợ thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Hiện nay, nữ sinh đã có một ngôi nhà mới và đang tìm kiếm một công việc phù hợp.
2. Trường hợp hỗ trợ lồng ghép bảo vệ trẻ em
Vào tháng 9/2015, CFAB đã gửi tới RTCCD đề nghị hỗ trợ cho một trường hợp trẻ em sinh sống bất hợp pháp tại Anh. Vì không có giấy tờ hợp pháp nên nhiều quyền lợi cơ bản của trẻ có thể không được đảm bảo, ví dụ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, chỗ ở v.v*. Trách nhiệm SWPDC là xác định các thông tin về gia đình của các trẻ tại Việt Nam.
SWPDC đã liên hệ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng bảo vệ trẻ em và cơ quan công an để có thể tiếp cận được các gia đình, đảm bảo họ được thông tin đầy đủ và cân nhắc các mong đợi và nhu cầu của các gia đình.
3. Một trường hợp có liên quan đến buôn bán người
Vào tháng 1/2019, CFAB đã gửi tới SWPDC một đề nghị hỗ trợ một trường hợp có liên quan tới buôn bán người. SWPDC có trách nhiệm thực hiện một đánh giá với gia đình tại Việt Nam để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến buôn bán người và xác định liệu có an toàn để đưa trường hợp này trở về Việt Nam hay không.
Đánh giá đã được hoàn thành và gửi tới CFAB vào tháng 7/2019.
Cùng với chương trình hợp tác với CFAB, RTCCD còn phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội quốc tế khác là thành viên của mạng lưới Dịch vụ Xã hội Quốc tế (ISS). Từ năm 2016, RTCCD đã trở thành đối tác tại Việt Nam của ISS. Từ năm 2016 – 2019, RTCCD/SWPDC đã nhận hỗ trợ 27 ca từ các thành viên của ISS.
Các ca đánh giá dưới đây cung cấp cho bạn thêm thông tin về nội dung hợp tác với ISS
Thực hiện đánh giá về chăm sóc trẻ em cho ISS Singapore
Tháng 8/2015, ISS đã chuyển tới RTCCD một trường hợp liên quen đến nuôi dưỡng trẻ em tại Việt Nam.
SWPDC đã phỏng vấn gia đình và đánh giá toàn diện để đánh giá khả năng chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Các tiêu chí dựa trên các yếu tố sau: (1) hoàn cảnh gia đình, (2) điều kiện sống, (3) điều kiện tài chính, (4) sinh hoạt và làm việc của gia đình, (5) việc bố trí chăm sóc trẻ, (6) quan hệ với trẻ và kinh nghiệm chăm sóc trẻ, và (7) mối quan hệ với chồng/vợ. Các cán bộ công tác xã hội của RTCCD đã thể hiện kinh nghiệm và năng lực với việc đưa ra một báo cáo đánh giá khách quan, ngắn gọn và dựa trên bằng chứng. Một báo cáo chi tiết đã được gửi đến ISS để đưa ra quyết định phù hợp nhất nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Cung cấp báo cáo đánh giá về chăm sóc trẻ cho Chính quyền thành phố Varberg, Thuỵ Điển
Tháng 9/2019, RTCCD/SWPDC nhận được đề nghị hỗ trợ thực hiện đánh giá chăm sóc trẻ có liên quan đến một trường hợp trẻ em sống tại Thuỵ Điển. Chính quyền địa phương dự kiến đưa trẻ về sinh sống tại Việt Nam.
Nhân viên RTCCD/SWPDC đã thực hiện đánh giá với các thành viên gia đình tại Việt Nam về điều kiện sống và khả năng của gia đình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Báo cáo đánh giá đã được hoàn thành và gửi tới chính quyền thành phố Varberg trong tháng 11/2019.
Nếu bạn có bất kỳ đề nghị hỗ trợ nào liên quan đến các vấn đề về bảo vệ trẻ em/chăm sóc thay thế hay cho nhận con nuôi, vui lòng liên hệ với SWPDC qua email ctxh@rtccd.org.vn or office@rtccd.org.vn
*Thông tin về các ca đánh giá được tóm tắt để đảm bảo tính bảo mật.