Mục tiêu: nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số thông qua cải thiện tình trạng dinh dưỡng khi mang thai và nuôi dưỡng trẻ em, thay đổi cách thực hành chăm sóc sức khỏe theo hướng tích cực, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường nước sạch, và nâng cao sản xuất nông nghiệp tại vùng dự án.
Hoạt động chính:
- Sức khỏe và dinh dưỡng: Nâng cao tình trạng dinh dưỡng ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai thông qua thực hành bữa ăn dinh dưỡng tại Điểm ăn tập trung; Sinh hoạt câu lạc bộ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ em; Tổ chức khám thai phụ nữ và khám sức khỏe trẻ em định kỳ tại cộng đồng.
- Sinh kế và an ninh lương thực: Nâng cao kinh tế hộ gia đình của nhóm hộ nghèo thông qua làm vườn và nâng cao sản xuất nông nghiệp: Tập huấn nhóm cán bộ khuyến nông thôn bản và hộ gia đình; Hỗ trợ xây dựng và thực hiện 24 mô hình Vườn Ao Chuồng (VAC) hiệu quả; Hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, dụng cụ liên quan cho các mô hình VAC.
- Quản lý môi trường và rác thải: Thúc đẩy các hành vi tích cực liên quan tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch: Tập huấn cho nhóm tình nguyện viên thôn bản về Vệ sinh môi trường; Tổ chức các hoạt động thúc đẩy vệ sinh cá nhân, thôn bản, trường học; Tổ chức dịch chuyển chuồng trại xa nơi ở; Tổ chức xử lý rác thải hữu cơ tại cộng đồng; Tổ chức các cuộc thi, văn nghệ cổ động vệ sinh môi trường.
Kết quả mong đợi:
- Phụ nữ mang thai và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có hiểu biết thích hợp về dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc sức khỏe;
- Khoảng 150 phụ nữ mang thai và hơn 200 bà mẹ có con dưới 5 tuổi thực hành cho ăn bổ sung thích hợp và tự chăm sóc;
- 24 mô hình VAC hộ gia đình thành công trong việc xây dựng vườn rau và thực phẩm sẵn có tại gia đình tạo nguồn dinh dưỡng sẵn có cho trẻ em và bà mẹ mang và các hộ khác trong xã nhận rộng mô hình VAC bằng nguồn vốn gia đình;
- Các hộ gia đình hợp vệ sinh môi trường tăng, giảm phân trâu bò trên đường làng và không còn vũng phân trước cửa nhà;
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 30%
- Tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy giảm 50%
- Năng lực của các tổ chức địa phương được tăng cường trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp, với đặc biệt quan tâm đối với người nghèo;
- Góp phần vào đối thoại chính sách quốc gia trong chiến lược giáo dục y tế