15/11/2016 - 10:35 am
0
Đó là Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự gửi tới Quốc hội và Chính phủ để nhằm kịp thời ngăn chặn “nạn dịch” rượu bia và những hệ lụy của nó tới đời sống kinh tế, xã hội
và thế hệ sau này
Ngày 11/11/2016, Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phối hợp với Vụ Pháp chế- Bộ Y tế và tổ chức HealthBridge Canada tổ chức Hội thảo Góp ý Luật Phòng chống tác hại rượu bia nhằm thảo luận những vấn đề, hệ quả, tác hại của “nạn dịch” sử dụng rượu, bia tại Việt Nam hiện nay đối với kinh tế – xã hội và đưa ra những góp ý với Chính phủ và Quốc hội trong việc xây dựng Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
80 đại biểu đến từ các cơ quan nhà nước, Trung Ương Hội, các tổ chức xã hội trong nước, các cơ quan truyền thông đã tham dự tại Hội thảo đã đóng góp ý kiến cho bản kiến nghị của Liên minh gửi đến Quốc hội và Chính phủ và đăng tải thông tin Hội thảo trên các phương tiện thông tin và truyền thông.
Hội thảo có sự tham gia tham luận của các chuyên gia đến từ các cơ quan của Bộ Y tế như ThS. Trần Quốc Bảo -Cục Y tế dự phòng, ThS. Vũ Thị Minh Hạnh- Phó viện trưởng Viện chiến lược và chính sách Y tế và ThS. Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, và các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế như BS. Nguyễn Trọng An (Liên minh NCDs-VN), BS. Phạm Hoàng Anh (Giám đốc tổ chức HealthBridge Canada) và Ông Nguyễn Phương Nam (tổ chức y tế Thế giới) về các vấn đề như: Thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam; Ảnh hưởng của sử dụng rượu bia tới sức khỏe và các vấn đề xã hội liên quan đến sử dụng rượu bia; Ảnh hưởng của rượu bia tới tai nạn giao thông; Chi phí kinh tế liên quan đến sử dụng rượu bia và ảnh hưởng của rượu bia tới đói nghèo; Thực trạng pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia…
Chỉ trong 5 năm (2011-2015), tỷ lệ sử dụng rượi bia ở nam giới (độ tuổi 25-64 tuổi), đã tăng từ 69,6% lên 80,3% và, ở nữ giới, từ 5,6% lên 11,2%. Trong số nam giới sử dụng rượu bia năm 2015, 44,2% sử dụng rượu bia ở mức nguy hại và 47,9% điều khiển phương tiện cơ giới sau khi sử dụng rượu bia. (Bộ Y tế, Điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2010, 2015)
Ở tuổi vị thành niên (13-17 tuổi): một phần ba nam giới (33,2%) và gần một phần năm nữ giới (17,6%) có sử dụng rượu bia. Trong số đó một nửa số em nam và một phần ba số em nữ uống lần đầu trước 14 tuổi. (Cục YTDP, Điều tra sức khỏe học sinh năm 2013)
Từ 2005 đến 2010, mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người ở Việt Nam từ 15 tuổi trở lên tăng gấp đôi, từ 3,8 lít/người lên 6,6 lít/người. Riêng nam giới sử dụng rượu bia, mức tiêu thụ trung bình là 27,4 lít cồn nguyên chất/người/năm. (WHO, Báo cáo toàn cầu về đồ uống có cồn và sức khỏe, năm 2010)
Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 5 trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam (WHO, 2012).
Lạm dụng rượu, bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong, 4,7% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng số năm sống mất đi do bi bệnh (DALY) của Việt Nam năm 2010. Khoảng 8,7% nam và 0,9% nữ tuổi từ 15 trở lên gặp các rối loạn liên quan đến sử dụng rượu. (Bộ Y tế, Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014)
Rượu bia có liên quan với 36,2% các trường hợp tai nạn giao thông ở nam giới và 0,7% các trường hợp ở nữ giới. Thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia ước tính gần 1 tỷ đô la Mỹ vào 2010 (WHO, Báo cáo toàn cầu về đồ uống có cồn và sức khỏe 2014).
Rượu bia cũng là nguyên nhân lớn nhất, gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam (Tổng cục tống kê, Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình 2010). Trẻ em Việt Nam cũng đang là nạn nhân trong việc lạm dụng rượu bia của người lớn như: bị xúc phạm, nhục mạ, mắng chửi (11,1%), bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc bảo vệ của người lớn (6,5%), phải chứng kiến bạo lực nghiêm trọng trong gia đình (6,1%), bị đánh đập gây đau đớn về thể xác (3,8%), (Khảo sát của WHO năm 2014 tại 4 Quốc gia trong đó có Việt Nam).
Theo báo cáo Tổng quan Y tế 2015 (số liệu 2014, Bộ Y tế), Việt Nam chi bình quân tiêu thụ bia hơn 3 tỷ USD/năm (khoảng 1,8% GDP), bằng gần 3% thu ngân sách cả nước và cao gấp 4 lần mức đóng góp ngân sách của ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát hàng năm (trung bình 800 triệu USD/năm).
Ở các hộ nghèo,chi tiêu cho rượu bia thâm lạm vào ngân sách dành cho giáo dục và chăm lo sức khỏe- ở các hộ nghèo sử dung rượu bia thường xuyên, khoản chi cho y tế và giáo dục chỉ bằng 48%. và 60% so với các hộ nghèo không sử dụng rượu bia thường xuyên. Ước tính năm 2010 có khoảng ??? hộ gia đình bị “nghèo hóa”do sử dụng rượu bia ( theo điều tra của HealthBridge, 2010).
Do thu nhập tăng nhanh trong khi giá rượu bia tăng rất chậm nên sức mua rượu bia của người Việt Nam tăng nhanh. Nếu năm 1998, để mua 10 lít rượu Vodka Hà nội, rượu vang nội và rượu trắng nội địa phải chi 8.2%; 5.9% và 1.6%. GDP/người, đến 2014, tỷ lệ này chỉ còn 2.2%; 1.6%; và 0.4%. Mức giảm tương tự với mặt hàng bia. (HealthBridge, phân tích từ số liệu của Tổng Cục thống kê về giá bán lẻ và CPI của các sản phẩm rượu bia). Năm 2014, người dân chỉ phải bỏ ra trung bình 18,455 đồng để mua 1 lít rượu trắng nội địa và 13,114 đồng để mua 1 lít bia hơi. Mức chi này chỉ bằng 1,6% và 1,2% lương cơ bản một tháng (lương cơ bản năm 2014 theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP là 1,150,000 đồng/tháng).
Năm 2014, chính phủ đã ban hành “Chính sách quốc gia về Phòng chống tác hai của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác” (Quyết định số 224/QĐ-TTg, 12/2/2014) và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác” (Quyết định số 1081/QQD-TTg, 15/7/2015) tuy nhiên còn thiếu một khung pháp lý có hiệu lực cao để đưa các chính sách này vào cuộc sống.
Quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên đã bị luật pháp cấm nhưng còn nhiều vi phạm và lách luật. Quảng cáo bia còn thả nổi vì chưa có bất kỳ chính sách nào để hạn chế quảng cáo bia.
Điều tra của Đại học Y tế công cộng (2014) trên gần 700 điểm bán rượu bia tại Hà nội, TP HCM và Đà Nẵng cho thấy quảng cáo rượu trên 15 độ mặc dù bị cấm, nhưng có tới 76% điểm bán có vi phạm ở khu vực bên trong nhà, và 8,2% điểm bán có vi phạm quảng cáo ngoài trời.
Đối với các sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn dưới 15 độ, được quảng cáo như hàng hóa, dịch vụ bình thường, không có bất kỳ quy định hạn chế nào về đối tượng tiếp cận, nội dung, thời gian, không gian được phép quảng cáo. Báo chí và truyền thông đại chúng vẫn quảng cáo bia hằng ngày.
Trước thực trạng trên, để thực hiện các giải pháp của “Chính sách quốc gia giai đoạn 2017-2020 và kịp thời ngăn chặn “nạn dịch” rượu bia và những hệ lụy của nó tới đời sống kinh tế, xã hội và thế hệ sau này, Liên minh NCDs-VN cùng 7 tổ chức xã hội khác kiến nghị với Chính Phủ và Quốc hội:
Một số hình ảnh từ Hội thảo: