19/09/2018 - 8:39 am
0
Bài viết phục vụ cho hội thảo “Rượu bia, nghèo khổ và quỹ nâng cao sức khỏe” do đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà nam phối hợp với liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt nam NCDs-VN tổ chức ngày tại thành phố Phủ Lý, 29/8/2018
Dự luật do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, theo sự phân công của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2018.
Phiên bản đầu tiên đưa ra công luận 15/ 4/2018, đã được các bộ ngành và tổ chức xã hội tham gia góp ý, và nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ Tổ chức Y tế thế giới, liên minh thúc đẩy nếp sống lành mạnh toàn cầu IOCT quốc tế (gồm 151 tổ chức thành viên từ 60 nước trên thế giới), liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt nam NCDs-VN (gồm 15 tổ chức thành viên như hội y tế công cộng Việt nam, hội dinh dưỡng Việt nam, hội hô hấp Việt nam…), tổ chức Nhịp cầu Sức khỏe (HealthBridge Canada) tại Việt nam …
Đồn thời, xuất hiện ý kiến phản đổi quyết liệt từ ngành công nghiệp rượu bia (hiệp hội rượu bia, nước giải khát Việt nam, văn phòng thương mại Eurocham, hãng bia Heinenken). Một số lãnh đạo cấp vụ, cục, của một số bộ như bộ Công Thương, Tài Chính, Tư Pháp cũng có ý kiến ngả theo ngành công nghiệp rượu bia.
Các thành viên chính phủ đã họp ngày 31/8 nghe Bộ Y tế trình bày, tất cả đều nhất trí sự cần thiết phải ban hành luật, hơn ba phần tư thành viên chính phủ nhất trí với nội dung dự luật đề xuất. Một số vấn đề còn tranh luận ở khu vực hạn chế sự có sẵn của bia rượu, hạn chế và cấm quảng cáo, và nhất là liên quan đến lập quỹ nâng cao sức khỏe từ trích phần tram giá bán lẻ rượu bia.
Phục vụ cho thảo luận của hội thảo lần này là phiên bản sửa đổi đề ngày 16/8/2018, được Bộ Y tế trình lên chính phủ và gửi sang Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội thực hiện thẩm định, trước khi đưa vào nghị trình thảo luận của kỳ họp Quốc hội khóa 14 trong tháng 10/2018.
Chắc chắn, dự luật còn tiếp tục nhận được sự quan tâm của những người làm chính sách trong chính phủ và đại biểu quốc hội, cùng các chuyên gia thuộc các tổ chức xã hội bảo vệ sức khỏe cộng đồng cả trong nước và quốc tế, và dự kiến sẽ còn sửa đổi khi có ý kiến của các đại biểu quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2018.
Nhằm giúp các hội thảo viên nhanh chóng nắm bắt nội dung dự luật và đưa ra các góp ý, nhóm phản biện dự luật của liên minh phòng chống bệnh không lây nhiễm NCDs-VN tóm tắt lại 8 nhóm thông tin chính làm cơ sở cho phân tích nội dung dự luật, cùng các điểm dự luật đang gây tranh luận, cần có ý kiến góp ý khách quan từ đông đảo các tầng lớp trong xã hội.
[1] Thực hiện Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 08/6/2017 của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2018, Bộ Y tế được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB) để trình Quốc hội cho ý kiến vào năm 2018 và thông qua vào năm 2019. Đoàn Quốc hội tỉnh Hà nam thực hiện chức năng giám sát xây dựng dự luật phiên bản 16/8/2018.
Phần 1- Tám nhóm thông tin thiết yếu cần nắm để thảo luận về nội dung luật và đề xuất điều chỉnh đảm bảo yêu cầu cao nhất: bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm đói nghèo, phát triển bền vững.
Nhóm thông tin thứ nhất: Dư luật nhằm mục tiêu “Giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sử dụng rượu, bia gây ra”
được Ban xây dựng dự luật thực hiện theo quan điểm “sức khỏe là vốn quý nhất”. Đây cũng là chủ trương đã được toàn dân và nhà nước Việt nam nêu nhất quán trong mọi chủ trương, đường lối phát triển đất nước và con người Việt nam. Khi thực hiện phòng chống tác hại của rượu bia, chắc chắn ngành công nghiệp rượu bia sẽ bị ảnh hưởng do ngành này xung đột lợi ích với sức khỏe cộng đồng. Vì thế các ý kiến nhằm bảo vệ lợi ích cho ngành này trong quá trình xây dựng nội dung dự luật cần phải được phân tích khách quan, và trong mọi trường hợp, người làm chính sách của chính phủ hoặc cơ quan Quốc hội đều phải đặt ưu tiên đảm bảo lợi ích cao nhất “vì sức khỏe cộng đồng”.