11/11/2015 - 4:51 pm
0
Xoay quanh câu chuyện chất lượng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam và các biến chứng xảy ra trong thời gian qua.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Việt Nam có 16 trường hợp tai biến phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem được báo cáo, trong đó có 8 trường hợp tử vong.
Bộ Y tế đã đưa ra con số thống kê chính thức và khẳng định rằng tỉ lệ biến chứng tiêm vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam hiện chỉ là 4.5/1 triệu liều, thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO). Và trong 8 trường hợp tử vong kia, chỉ có 1 trường hợp là sốc phản vệ, còn lại hoàn toàn là ngẫu nhiên. Vắc xin Quinvaxem vẫn sẽ tiếp tục được sửu dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.
Tuy nhiên người dân vẫn không đồng tình với lời giải thích này, trên các mạng xã hội, người ta hò reo nhau tẩy chay vắc xin Quinvaxem, thậm chí lập hẳn trang kêu gọi không đưa con em đi tiêm loại vắc xin này. Trước tình hình như vậy, người dân đang có xu hướng quay lưng lại với tiêm chủng mở rộng, chuyển sang sử dụng vắc xin dịch vụ nhưng cũng không còn vắc xin để tiêm.
Vậy tiêm hay không tiêm vắc xin quinvaxem? Không tiêm thì sợ con bệnh, tiêm thì sợ con gặp phải biến chứng, đó là tâm lý hoang mang của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Trẻ em luôn cần phải được tiêm phòng, nhưng cha mẹ nên ứng xử như thế nào trong giai đoạn này? Xin mời quý vị lắng nghe chia sẻ của TS. Trần Tuấn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), trưởng ban Thường trực Hành động Liên minh Vận động chính sách Y tế (EBHPD).