10/04/2007 - 2:14 pm
0
Trong hơn một thập kỷ qua, gánh nặng nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi 3 lần nếu xét theo con số tuyệt đối: từ 58% nghèo đói qua báo cáo đánh giá mức sống dân cư toàn quốc năm 1992/1993, xuống 37% năm 1997/98, và 18% năm 2004. Trung bình, mỗi năm cắt giảm xấp xỉ 2,7%. Một tốc độ giảm nghèo được Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP ghi nhận đưa ra minh chứng thành công cho các nước
thế giới thứ ba noi theo (UNDP, 2006). Trong khi tất cả đều nhất trí cao về thành quả đạt được, thì câu hỏi liệu tỷ lệ giảm nghèo có tiếp tục
đi xuống giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015, vẫn còn đang chờ ở phía trước
Từ góc độ khoa học quản lý phát triển, để Việt Nam có thể “quắng gánh nghèo đi mà vui sống”, các nhà hoạch định chính sách quốc gia cần đưa ra phương án giải quyết đồng thời hai đầu: chặn đứng “đầu vào” – tức giảm và chấm dứt không để cho các hộ gia đình sống trên ngưỡng nghèo
đói ra nhập đội quân “chạy bữa” đồng thời, đẩy nhanh tốc độ thoát ở “đầu ra” – nghĩa là, hỗ trợ thúc đẩy các hộ gia đình nghèo thoát nghèo. Sự đa dạng của các yếu tố dẫn đến nghèo đói đòi hỏi chiếnlược hành động quốc gia đưa ra phải dựa trên cơ sở của các phân tích khoa học vềcăn nguyên dẫn đến đói nghèo ở cả hai đầu.