9/11/2010 - 10:43 am
0
Việt Nam là nước có truyền thống dành ưu tiên cao cho giáo dục. Hàng năm, Chính phủ đã dành 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục (Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014). Quyền được học tập của trẻ em được khẳng định trong Hiến […]
Việt Nam là nước có truyền thống dành ưu tiên cao cho giáo dục. Hàng năm, Chính phủ đã dành 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục (Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014). Quyền được học tập của trẻ em được khẳng định trong Hiến pháp và Chính phủ đã sớm phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học. Tuy rất nhiều nỗ lực của chính phủ và toàn dân đã dành cho giáo dục, tình trạng trẻ em bỏ học vẫn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.
Nghiên cứu này được tiến hành trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự phát triển và tham gia của thanh thiếu niên” (hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và UNICEF). Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân, và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em
lứa tuổi 11-18 thông qua rà soát các tài liệu sẵn có.
Báo cáo này tổng kết những kết quả và khuyến nghị của các nghiên cứu, bài viết được thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2010 liên quan đến chủ đề trẻ em bỏ học. Nhóm nghiên cứu cũng tổng kết các sáng kiến giải quyết tình trạng trẻ em bỏ học và đưa ra một số gợi mở định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai.
Nhìn ở góc độ chung toàn quốc, điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2008) cho thấy 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, và 16% bỏ học trong độ tuổi từ 20-25. Tỷ lệ bỏ học sau khi học xong từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 12%, từ lớp 6 đến lớp 8 là 21% và riêng hết lớp 9 tỷ lệ này là 27% trong số những người đã bỏ học. Theo SAVY, chỉ có 46.3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học. Trong số các lý do chính khiến thanh thiếu niên bỏ học, ‘phải làm việc cho gia đình’ chiếm 19%, ‘không có tiền đóng học phí’ 18%, ‘không muốn đi học thêm
nữa’ 17%, ‘không thi đỗ’ 15% và ‘sức học yếu’ 9%.