4/07/2015 - 9:20 am
0
Trong khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh, nhiều trẻ em không được đến trường, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, tình trạng bạo hành trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra và được phản ánh thường xuyên […]
Trong khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thì vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh, nhiều trẻ em không được đến trường, không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, tình trạng bạo hành trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra và được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó cho thấy quyền trẻ em ở Việt Nam vẫn chưa được bảo đảm mặc dù nhà nước đã nhiều lần khẳng định quyết tâm đảm bảo cho tất cả trẻ em được sống, học tập và phát triển trong môi trường lành mạnh.
Tháng Hành động vì trẻ em năm nay đã lựa chọn chủ đề ‘Lắng nghe trẻ em nói” nhằm để trẻ em được nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em và những ý kiến phản hồi của trẻ sẽ được lắng nghe, xem xét. Đây là cuộc vận động cho việc xây dựng pháp luật, chính sách vì quyền trẻ em. Đặc biệt, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (BVCSGDTE) sửa đổi sẽ dành nguyên một chương quy định về quyền tham gia của trẻ em. Tuy nhiên, thực tế thì quyền trẻ em tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức và cần có những giải pháp để thúc đẩy quyền trẻ em được phát huy hơn nữa.Luật BVCSGDTE hiện nay sau nhiều năm đi vào đời sống đã bộc lộ những bất cập không theo kịp với sự phát triển của đất nước, không đáp ứng được với những đòi hỏi của xã hội trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Luật cũ thiếu những giải pháp thiết thực chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của các em, thiếu những quy định, chế tài trong việc giám sát và đảm bảo thực thi quyền trẻ em.
Vậy làm thế nào để Luật Trẻ em mới sẽ thiết thực hơn và gắn liền với đời sống hơn? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Đa chiều với chủ đề “Ước mơ của em”. Chương trình được phát sóng trên kênh VTC 1 vào ngày 26/6/2015 vừa qua với sự tham gia của BS. Nguyễn Trọng An, chuyên gia về bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Liên minh Vận động Chính sách Y tế (EBHPD). Thông qua chương trình, BS. An đã đưa ra những kiến nghị của EBHPD về quyền được chăm sóc trong 1000 ngày đầu đời và lồng ghép cơ chế giám sát độc lập thực thi quyền trẻ em.
Quý vị quan tâm có thể theo dõi tại đây: