4/04/2015 - 9:01 am
0
Vào ngày 2/4/2015 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo Quyền trẻ em và vấn đề dinh dưỡng để phát triển” với sự tham dự của các thành viên Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới, UB Đối ngoại và […]
Vào ngày 2/4/2015 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Vai trò của Quốc hội trong việc đảm bảo Quyền trẻ em và vấn đề dinh dưỡng để phát triển” với sự tham dự của các thành viên Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới, UB Đối ngoại và UB Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, Lãnh đạo các Bộ ngành Việt Nam, Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và nhiều tổ chức trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Tại hội nghị, đại diện của RTCCD/EBHPD, ThS. BS. Nguyễn Trọng An, chuyên gia về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đã có bài trình bày về Quyền chăm sóc dinh dưỡng của trẻ em, trong đó thể hiện tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao trong khi đó tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì lại tăng nhanh. Điều đó cho thấy sự bất hợp lý trong chăm sóc dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam theo từng nhóm, từng khu vực địa lý.
Ông Nguyễn Trọng An đã khẳng định rằng, muốn trẻ em Việt Nam được phát triển tốt, không thua kém so với trẻ em ở các nước phương Tây, cần chú trọng vào chăm sóc trong 1000 ngày đầu đời. Trẻ nào được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt trong những năm đầu thì chắm chắn lớn lên sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau, suy nghĩ, trí tuệ, cảm xúc và những kỹ năng xã hội sẽ phát triển ổn định, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Từ những nội dung trên, RTCCD/EBHPD kiến nghị hội nghị đóng góp tiếng nói ủng hộ trong việc vận động Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em sửa đổi 2015, đảm bảo mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc cho sự phát triển toàn diện trong 1000 ngày đầu đời. Toàn bộ trẻ em Việt Nam phải được đảm bảo quyền có đầy đủ thực phẩm, quyền có thực phầm lành mạnh và quyền được trợ giúp chăm sóc dinh dưỡng.
Để đảm bảo được những quyền này, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thực phẩm của mọi trẻ em, chính sách kiểm soát muối đường và chất béo trong các loại đồ ăn thức uống cho trẻ em, chính sách bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm, chính sách trợ giúp về chăm sóc và nuối dưỡng trẻ em,… Điều đó đòi hỏi cần có sự tham gia và quyết tâm từ phía các bộ ban ngành, chính quyền các cấp từ Trung Ương đến địa phương.
Kiến nghị của RTCCD/EBHPD về Quyền chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời đã được đưa vào “Kế hoạch hành động Hà Nội” sau hội nghị. Tất cả các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí tuyên bố và ký cam kết kế hoạch hành động.