- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Vận động hoãn thông qua Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)  với 16 chương, 171 điều đang được trình thông qua tại kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIV. Từ tháng 11/2019, RTCCD/NCDs-VN đã tích cực đồng hành cùng với các tổ chức, liên minh trong lĩnh vực sức khỏe, môi trường và năng lượng góp ý cho các Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì biên soạn. Các Liên minh và tổ chức đã gửi 6 thư kiến nghị để góp ý cho dự thảo này.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật mới nhất trình Quốc hội xem xét thông qua (phiên bản thứ 7) vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến Dự thảo Luật mất đi tính hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do vậy, các Liên minh và tổ chức khoa học độc lập- phi lợi nhuận đã tiếp tục gửi các thư để kiến nghị dừng thông qua dự thảo Luật trong kỳ họp Quốc hội lần này. Cụ thể:

Ngày 4/11: Thư kiến nghị của NCDs-VN cùng 4 Liên minh và tổ chức khác là Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam (VSEA), Nhóm hành động vì Công lý, Môi trường và Sức khỏe (JEH), Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Mạng lưới hành động giảm thiểu rác thải nhựa (Pan Nature) (Xem toàn văn thư kiến nghị tại đây [1]). Ngày 9/11: 5 tổ chức thành viên thuộc NCDs-VN gồm RTCCD, Hội Y tế Công cộng, GreenID, MEC, LPSD gửi kiến nghị tới đại biểu Quốc hội chỉ ra những tồn tại, mất cơ bản lớn trong nội dung bản Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường cùng các kiến nghị của Liên minh (Xem toàn văn thư kiến nghị tại đây [2]). Kết quả sau 2 lần gửi thư là Quốc hội rời lịch thảo luận và thông qua Dự luật từ ngày 11/11 sang đến ngày 17/11.

Để tiếp tục kiến nghị Quốc hội dừng thông qua Dự thảo Luật tại kỳ họp quốc hội lần này, ngày 16/11, 6 liên minh gồm NCDs-VN, VSEA, VRN, Liên minh Vận động Phát triển chính sách Y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD), và Hội y tế Công cộng (VPHA), tổ chức CENFORD gồm 124 tổ chức thành viên đã gửi thư kiến nghị thứ 8 tới chủ tịch Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Bộ liên quan đã kiến nghị 2 vấn đề về Dự thảo Luật Môi trường:

1. Quốc hội chưa thông qua Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (năm 2020) trong kỳ họp này. Thay vào đó, thảo luận phương thức tổ chức lại tiến trình soạn thảo và thẩm định Dự thảo luật đảm bảo yêu cầu khoa học và thực tế của một Luật Bảo vệ môi trường, lên kế hoạch mới để thông qua trong kỳ họp lần thứ 11 (2021).

2. Tạo điều kiện để các tổ chức khoa học vì dân – phi vụ lợi hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho mục tiêu an toàn môi sinh, sức khỏe sinh thái, tham gia vào tiến trình phản biện độc lập Dự thảo Luật phục vụ kỳ họp lần thứ 11.

Xem toàn văn thư kiến nghị tại đây [3]

Cũng trong thời gian này, RTCCD đã viết 6 bài viết vận động trên mạng xã hội để vận động dừng thông qua Dự thảo Luật này, trong đó, kính đề nghị xem thêm 4 bài viết sau và hỗ trợ chia sẻ, tương tác để 4 bài viết này có thể tiếp cận được các ĐBQH, truyền thông, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, môi trường, và phát triển bền vững.

1) Ba bước chân tái tạo gót chân Asin (Hay làm như thế nào để dự thảo Luật BVMT sửa đổi không bị mất cơ bản) – đăng ngày 13/11 https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219271968685004

2) Quốc hội hoãn thông qua Dự thảo Luật BVMT sửa đổi chiều 11/11: Dấu hiệu tốt, nhưng thực sự tốt hơn nếu để khoa học dẫn đường trong thời gian tới (đăng ngày 12/11) https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219264922188846

3) Mất cơ bản: Lý do chính khiến dự thảo Luật BVMT sửa đổi không thể được thông qua (đăng ngày 10/11) https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219253169855045

4) Dự thảo luật BVMT: Đừng để nỗi xấu hổ của bộ phận những người làm luật trở thành nỗi nhục của cả Quốc hội khóa XIV kỳ họp 10 (đăng ngày 2/11) https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219205103933427