- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Tuần lễ Toàn cầu về Phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2021

Trong giai đoạn 2020 đến năm 2025, Tuần lễ toàn cầu về phòng chống NCDs sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách về các bệnh NCDs, đồng thời mỗi năm Tuần lễ sẽ tập trung vào một chủ đề cụ thể. Năm 2021, chủ đề của tuần lễ là sự tham gia thiết thực của cộng đồng. Mỗi người trong xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ về sức khỏe – với tư cách là tác nhân thay đổi, người tạo nhu cầu, người vận động và động lực đổi mới, trong việc giám sát và yêu cầu chính phủ phải hành động.

bìa page fb
Vào năm 2021, Tuần lễ  Toàn cầu phòng chống bệnh NCDs nêu bật những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra và sự cần thiết phải hành động phòng chống NCD để “bình phục” và “trở lại tốt đẹp hơn”

5 thông điệp của Tuần lễ Toàn cầu Phòng chống bệnh không lây nhiễm

poster tittle 1

Các bệnh không lây nhiễm (Non-communicable diseases) bao gồm các bệnh chính như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, các bệnh hô hấp mãn tính, rối loạn tâm thần kinh, chấn thương và khuyết tật.

poster tittle 2

Chúng ta đang đối phó với hai đại dịch “2 trong 1”: COVID-19, một đại dịch cấp tính và NCDs, một đại dịch mãn tính. Phần lớn các trường hợp tử vong do COVID-19 là những người đang mắc các bệnh nền (bao gồm các bệnh NCDs) và chúng ta cần có biện pháp ứng phó khẩn cấp với các bệnh NCDs như cách chúng ta đã làm với COVID-19.

Những người có bệnh nền phổ biến nhất là tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường, rất dễ bị các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong do COVID-19; (Nguồn: PAHO / WHO). Ví dụ:

Nhiều bệnh không lây nhiễm (NCD) có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có các giải pháp dựa trên bằng chứng và can thiệp cộng đồng đã được chứng minh hiệu quả để ngăn ngừa và kiểm soát gánh nặng bệnh không lây nhiễm, được gọi là “BEST BUYS”. Gói can thiệp bao gồm phòng ngừa và điều trị này đã được tất cả các chính phủ tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới thông qua và áp dụng cho tất cả các quốc gia.
Các giải pháp cho “cuộc khủng hoảng” NCDs này có chi phí thấp, phù hợp túi tiền của các quốc gia và đại diện cho một sự đầu tư thông minh và có chiến lược. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có một danh sách các chính sách đã được thử nghiệm như:

Đối với mỗi đô la đầu tư vào các bệnh không lây nhiễm ở các nước nghèo, sẽ mang lại cho xã hội ít nhất 7 đô la khi tăng việc làm, năng suất và tuổi thọ cao hơn (Nguồn: WHO, 2018)
Giải quyết bệnh NCDs đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào phòng chống bệnh NCD trong nước và quốc tế, có sự lãnh đạo mạnh mẽ để giải quyết các yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe, đầu tư vào các hệ thống y tế linh hoạt hơn, một tầm nhìn mới và cam kết tạo ra và duy trì dân số khỏe mạnh.

poster tittle 4 [1]

Mục tiêu 16.7 của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) nhằm “Đảm bảo việc ra quyết định nhanh chóng, toàn diện, có sự tham gia và đại diện ở tất cả các cấp” bao gồm cộng đồng, các tổ chức xã hội và những người sống chung với bệnh không lây nhiễm
Khi cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi và giám sát chính sách, họ có thể mang kinh nghiệm sống, quan điểm và chuyên môn của mình vào các hoạt động nâng cao năng lực, xây dựng và phản biện chính sách cũng như ứng phó và giải quyết các vấn đề về y tế và sức khỏe cộng đồng…
poster tittle 5
Tất cả mọi người, ở bất kỳ đâu, đều có quyền được sống khỏe mạnh và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của mình để có thể sống hết mình trong môi trường an toàn, phẩm giá và bình đẳng.
Bài học chung rút ra từ những ứng phó với các vấn đề y tế toàn cầu như HIV, lao phổi, khuyết tật và đại dịch COVID-19 cho thấy có được sự tham gia của cộng đồng là thiết yếu cho thúc đẩy sự tiến bộ. Nền tảng của quá trình này bao gồm việc hỗ trợ người bệnh nói lên tiếng nói của mình, nâng cao năng lực cộng đồng, và xã hội dân sự thực thi quyền được sống khỏe mạnh và quyền được tham gia tiến trình chăm sóc sức khỏe. Khi các chính sách, các chương trình, và cả các loại hình dịch vụ được thiết kế có sự tham gia của cộng đồng thì những chính sách, chương trình, dịch vụ đó chắc chắn đảm bảo tốt hơn tính phù hợp, sự tương thích, tính nhân rộng được và khả năng phát triển bền vững. Bằng cách đảm bảo rằng những chính sách, chương trình, dịch vụ này tập trung vào con người (chứ không phải là bệnh tật), các chính sách, chương trình, dịch vụ đó sẽ đáp ứng hiệu quả hơn trong giải quyết nhu cầu cùng các thách thức thực tế mà những người cần được bảo vệ đang đương đầu, và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Người sống chung với bệnh không lây nhiễm (PLWNCDs) bao gồm nhóm bệnh nhân đang mắc hoặc đã trải qua một hoặc nhiều bệnh NCDs, cùng với người chăm sóc bệnh nhân. Họ đem lại nhiều quan điểm từ các góc nhìn khác nhau, các kỹ năng và chuyên môn khác nhau từ nhiều nền tảng nghề nghiệp, kinh tế xã hội và văn hóa. Họ có những kinh nghiệm và cách giải thích trực tiếp, độc đáo trước những thách thức thực tế đối với việc phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc y tế, chăm sóc giảm nhẹ, và đảm bảo chất lượng cuộc sống nói chung của người bệnh không lây nhiễm. PLWNCDs là những người đóng vai trò tích cực trong việc định hình sức khỏe của chính họ. Hiểu được tình hình thực tế từ cộng đồng của mình, PLWNCDs có thể giúp phá bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, truyền cảm hứng cho người khác, nói lên những kinh nghiệm và đại diện cho tập thể nói lên nhu cầu cần được thay đổi. Được hỗ trợ bởi một xã hội dân sự phòng chống NCDs đa dạng và mạnh mẽ có khả năng thống nhất những cộng đồng có trải nghiệm sống khác nhau, với các bệnh và nguy cơ khác nhau cùng hành động dưới một Chương trình Nghị sự chung, người sống chung với bệnh không lây nhiễm sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực.
“Tiếng nói của tôi phải được trân trọng: Tôi không muốn người khác nghĩ về phương thức giải quyết những thách thức của tôi mà không có sự tham gia của tôi” – Dẫn lời người tham gia quá trình tham vấn xây dựng Hiến chương toàn cầu
* Toàn bộ hình ảnh thuộc bản quyền của Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN)