- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Nghiên cứu tình hình học tập, sức khỏe và phát triển của học sinh tại các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú tại Lào Cai, Kon Tum và Ninh Thuận

Tháng 9 vừa qua nghiên cứu Tình hình Học tập, Sức khỏe và Phát triển của Học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú ở 3 tỉnh Lào Cai, Kon Tum và Ninh Thuận được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD) [1], với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Nghiên cứu và Tư vấn Toàn cầu IDinsight [2]UNICEF Việt Nam [3] đã hoàn thành hoạt động thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

THÔNG TIN CHUNG

Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc với 13.8% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các vùng núi và vùng sâu vùng xa. Các nhóm đồng bào các DTTS thường được hưởng lợi ít hơn từ sự phát triển kinh tế, họ cũng tụt hậu so với người Kinh về kết quả giáo dục. Mặc dù số lượng học sinh DTTS ở tất cả các cấp học ngày càng tăng, nhưng số liệu thống kê cho thấy các chỉ số giáo dục của học sinh DTTS vẫn chưa được cải thiện nhiều. Chỉ có 41% thanh thiếu niên DTTS trong độ tuổi đi học học hết cấp ba (so với 72,3% của cả nước), và tỷ lệ  biết chữ của đồng bào DTTS chỉ chiếm 79,25% (so với 94,7% của cả nước).

Trong gần 40 năm qua, mô hình trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú (PTDT NTBT) cho học sinh DTTS luôn được Chính phủ coi như một loại hình đầu tư quan trọng cho giáo dục học sinh DTTS và có kế hoạch tiếp tục mở rộng mô hình trường NTBT tại các vùng có mật độ DTTS cao. Mục tiêu của mô hình này là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục ở những khu vực có mật độ dân tộc thiểu số cao, với kết quả đầu ra là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong khu vực công tại vùng DTTS.

Nghiên cứu Tình hình Học tập, Sức khỏe và Phát triển của Học sinh tại các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú ở 3 tỉnh Lào Cai, Kon Tum và Ninh Thuận được thực hiện nhằm xem xét mô hình trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú như một chiến lược nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục cũng như cơ hội đào tạo kỹ năng cho học sinh DTTS tại Việt Nam, dựa trên góc độ tiếp cận về quyền trẻ em. Nghiên cứu này thu thập thông tin từ tất cả các bên liên quan, bao gồm cả học sinh DTTS, cha mẹ, cộng đồng, giáo viên, quản lý trường học, cán bộ quản lý cấp Sở, dựa trên góc độ tiếp cận về quyền trẻ em để cung cấp bằng chứng tới UNICEF và cơ quan nhà nước.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng (RTCCD), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Nghiên cứu và Tư vấn Toàn cầu IDinsight và UNICEF Việt Nam và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng thể nhằm xem xét mô hình trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú như một chiến lược nhằm cải thiện khả năng tiếp cận, chất lượng giáo dục và cơ hội được đào tạo kỹ năng cho học sinh DTTS tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

 

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Khảo sát về Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú thuộc loại thiết kế nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) và bao gồm 2 cấu phần, phối hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

 

THỜI GIAN TRIỂN KHAI

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/05/2023 đến 31/12/2023.

Hoạt động thu thập thông tin nghiên cứu vềcác trường Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú ở 3 tỉnh Lào Cai, Kon Tum và Ninh Thuận được triển khai từ 28/08/2023 đến 15/09/2023.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH 

4 [4] 7 [5]
5 [6] 12 [7]
9 [8] 8 [9]

 

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị chính sách về Phổ thông Dân tộc Nội trú và Bán trú dự kiến sẽ được công bố và gửi tới các bên liên quan vào tháng 12/2023.