- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Dịch vụ hỗ trợ đánh giá ca hợp tác quốc tế

Ngày 15 tháng 9 năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) tại Việt Nam và tổ chức Trẻ em & Gia đình Xuyên Biên giới (CFAB) tại Vương quốc Anh đã ký kết một Bản ghi nhớ (MoU) khởi đầu sự hợp tác trong cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em xuyên quốc gia giữa hai tổ chức. Theo những điều khoản thỏa thuận trong MoU, Trung tâm Đào tạo và phát triển nghề Công tác xã hội (SWPDC) thuộc Trung tâm RTCCD sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho những ca quốc tế liên quan đến (nhưng không giới hạn trong) các trường hợp về trẻ cần được chăm sóc và/hoặc trẻ em không được giám hộ và/hoặc trẻ bị buôn bán tại Anh mà có khả năng được trở về sống với một thành viên trong gia đình ở Việt Nam. Những trường hợp này có thể yêu cầu đánh giá  hình thức chăm sóc thay thế bởi họ hàng và/hoặc đánh giá sau khi trẻ được nhận nuôi, bao gồm cả việc theo dõi, giám sát cuộc sống của trẻ sau này ở gia đình mới.

Ngay trước và sau khi Bản MoU được hoàn tất, SWPDC và CFAB đã có thời gian liên tục hợp tác với mục đích hỗ trợ trong việc giải quyết các ca công tác xã hội quốc tế liên quan đến trẻ em cần được chăm sóc, trẻ em có nguy cơ hoặc được xác định là dễ bị tổn thương. Dưới đây là những trường hợp điển hình đại diện cho quá trình hợp tác quan trọng này.

  1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho một trường hợp trẻ vị thành niên quay trở lại cuộc sống ở Việt Nam

Tháng 7, 2015 RTCCD nhận được yêu cầu từ Tổ chức Trẻ em và Gia đình Xuyên Biên giới (CFAB) yêu cầu trợ giúp một trường hợp một vị thành niên định cư tại Anh, đang gặp khó khăn trong việc đoàn tụ trở lại với gia đình. Thân chủ mất liên lạc với cha mẹ đẻ ở Việt Nam và không biết làm thế nào để quay trở lại cuộc sống tại Việt Nam*.

SWPDC đã tiến hành xác định các tổ chức tiềm năng cung cấp chăm sóc nội trú cho phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt. RTCCD cũng tiến hành đánh giá những tổ chức này để chọn lựa tổ chức phù hợp nhất với thân chủ. Những tiêu chí ưu tiên cần có là hỗ trợ cho trẻ em gái và phụ nữ phục hồi, tái hòa nhập và giúp họ thích ứng được với những thay đổi trong cuộc sống mới. Hiện giờ thân chủ đã có một mái ấm mới và đang tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành học mà mình yêu thích.

 

  1. Trường hợp kết hợp hỗ trợ bảo vệ trẻ em

Tháng 9 năm 2015, CFAB chuyển đến RTCCD yêu cầu hỗ trợ ca về trẻ em gái người Việt Nam sống bất hợp pháp tại Anh. Do không phải là công dân hợp pháp nên những quyền lợi cơ bản của các em khi cư trú tại Anh sẽ không được đáp ứng, như tiếp cận giáo dục, y tế, nhà ở,…*

SWPDC đã liên hệ với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương, Phòng Bảo vệ trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, và công an địa phương để tìm hiểu về gia đình các em, đảm bảo rằng gia đình được thông tin cũng như xem xét những mong muốn và nhu cầu của họ.

Hiện nay ca vẫn đang trong quá trình điều tra và đánh giá.

 Để tìm hiểu thêm về các hoạt động của CFAB, vui lòng tham khảo thông tin dưới đây.

CFAB- Annual Review [1]

 

Bên cạnh CFAB, RTCCD cũng hợp tác với những tổ chức công tác xã hội quốc tế khác về công tác xã hội có liên quan đến trẻ em, trong đó có cơ quan Dịch vụ xã hội quốc tế (ISS). Dưới đây là một ca điển hình.

Cung cấp dịch vụ đánh giá gia đình chăm sóc trẻ tại Việt Nam cho ISS Singapore.

Tháng 8 năm 2015, ISS Singapore liên hệ với Trung tâm RTCCD yêu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá về quyền nuôi con cho một gia đình Singapore đang cư trú tại Việt Nam*.

Nhân viên công tác xã hội tại SWPDC đã thực hiện phỏng vấn tại gia đình và đánh giá khả năng của thân chủ trong việc cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Các tiêu chí đánh giá dựa vào những yếu tố sau: (1) hoàn cảnh gia đình, (2) điều kiện sống, (3) điều kiện tài chính, (4) lối sống và làm việc, (5) việc sắp xếp chăm sóc trẻ, (6) mối quan hệ với trẻ và kinh nghiệm chăm sóc trẻ trong quá khứ, (7) tình trạng hôn nhân. Nhân viên công tác xã hội của SWPDC đã đưa ra những thông tin đánh giá thân chủ khách quan, có dẫn chứng cụ thể . Sau đó, nhân viên công tác xã hội đã gửi một báo cáo tổng hợpgửi đến cơ quan ISS nhằm giúp hỗ trợ việc ra quyết định nhận nuôi  để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ.

Nếu có bất kì yêu cầu hỗ trợ nào liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em, vấn đề chăm sóc thay thế, nhận làm con nuôi, hãy liên hệ với SWPDC qua email: ctxh@rtccd.org.vn [2] hoặc office@rtccd.org.vn [3]

*Thông tin trong các ca đã được thay đổi để đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư