Ngày 22/2, nhóm nghiên cứu tiêm chủng đã chính thức nhóm họp để triển khai tổ chức nhân sự và kế hoạch năm. Dự án của RTCCD lần này đặc biệt nhận được sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng, phải kể đến TS. Lê Thị Ánh Hồng (Chuyên viên Vi sinh của Bộ Y tế), TS. Nguyễn Phạm Ý Nhi (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn), BS. Trần Song Hào (Chuyên viên về tiêm chủng viện Pasteur Nha Trang), TS. Mai Văn Quang (Phó Giám đốc Sở y tế tỉnh Thanh Hóa). Ban Điều hành dự án, gồm có TS. Trần Tuấn, Giám đốc RTCCD, BS. Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc và ThS. Trần Thu Hà, Phó Giám đốc, chính thức công bố tin dự án được phê duyệt và cấp tài chính từ WHO Geneva và trong tháng 3 này sẽ nhanh chóng tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án tới các ban ngành hữu quan và đặc biệt là giới truyền thông.
Ngày 23/2, thành viên chủ chốt các mạng lưới EBHPD, NCD-VN và Vn-BAN có buổi họp đầu xuân rà soát lại các hoạt động và thành tựu đạt được năm 2015, xem xét tổ chức nhân sự điều phối các mạng lưới, và thảo luận kế hoạch cho năm 2016. Một nét chính trong kế hoạch đề ra lần này là những tiếp nối trong công cuộc vận động chính sách về cấm Amiang tại Việt Nam. Các hoạt động nổi bật sắp diễn ra gồm có: tổ chức APHEDA hứa hẹn sẽ cấp kinh phí hỗ trợ Liên minh xây dựng mô hình “Cộng đồng nói Không với Amiang” được; vào tháng 4, Liên minh sẽ tổ chức khóa tập huấn Dịch tễ học-Đạo đức nghiên cứu-Vận động chính sách với sự giảng dạy của các chuyên gia trên thế giới trong vấn đề đạo đức trong khoa học và làm chính sách. Những hoạt động kể trên đều đang cho thấy sự khởi đầu tích cực của Liên minh EBHPD trong lĩnh vực Amiang.
Ngày 26/2, Liên minh NCD-VN dưới sự chủ trì của hai tổ chức RTCCD và HealthBridge tổ chức hội thảo “NGĂN CHẶN SỰ CAN THIỆP CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ VÀO CÁC CHÍNH SÁCH PCTHTL – ĐIỀU 5.3 CÔNG ƯỚC KHUNG KIỂM SOÁT TÁC HẠI THUỐC LÁ”. Điểm nhấn của hội thảo về thuốc lá lần này đó là chỉ ra mối liên hệ giữa việc ngành công nghiệp thuốc lá (CNTL) can thiệp vào chính sách công và tham nhũng. Thay vì lặp lại những kêu gọi về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe cộng đồng hoặc vấn đề buôn lậu thuốc lá như bấy lâu nay truyền thông vẫn đưa tin, hội thảo khẳng định mạnh mẽ góc độ lèo lái chính sách của CNTL và các tổ chức, từ đó, phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ nhằm “phi bình thường hóa ngành CNTL”. Truyền thông trong ngày 27/2 đã liên tiếp đưa tin phản ánh thành công của hội thảo, được tổng hợp tóm tắt như sau:
- Phóng sự về “Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá” trên Thời sự- Kênh VTV4. (Xem tại đây [1])
Phóng sự đã nêu rõ Việc ban hành Luật PCTHTL hay tăng thuế với mặt hàng thuốc lá ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do đó cần làm rõ tính minh bạch trong mối quan hệ với ngành công nghiệp thuốc lá và cần thiết phải xây dựng một cơ chế giám sát công ước Khung về PCTHTL (FCTC) mà Chính phủ. Trong phóng sự cũng có những ý kiến phỏng vấn rất sâu sắc từ Ms.Bungon-Giám đốc SEATCA và Ts. Trần Tuấn.
- Bài viết trên báo Đại biểu Nhân dân online và báo in đã nêu rõ sự cần thiết phi bình thường hóa ngành công nghiệp thuốc lá, và cần sớm hành động thực thi Điều 5.3, cũng như khuyến cáo cần đảm bảo đại diện ngành công nghiệp thuốc lá không được đưa vào thành phần các đoàn đại biểu tham gia các buổi họp của Hội nghị các quốc gia tham gia Công ước. (Xem tại đây) [2]
- Bài viết “Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá” trên báo Nhân dân thì cho rằng Việt Nam vẫn chưa triển khai thực hiện Hướng dẫn Điều 5.3 của FCTC của WHO dẫn đến tình trạng nhiều năm nay, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục can thiệp vào các chính sách y tế công cộng. cần đưa việc thực thi Điều 5.3 của FCTC vào nội dung chương trình phòng, chống tham nhũng quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự cần tăng cường sự tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các công ty thuốc lá.( Xem tại đây [3])
- “Đại diện ngành thuốc lá không được tham gia các hội nghị về kiểm soát thuốc lá”, Báo Sài Gòn Giải phóngthì nêu rõ chúng ta cần xây dựng hướng dẫn ứng xử cho các cơ quan chức năng, cá nhân trong hoạt động của mình khi cần phải tiếp xúc với ngành công nghiệp thuốc lá. Các tổ chức xã hội dân sự cần chia sẻ rộng rãi hướng dẫn điều 5.3, tăng cường tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động của các công ty thuốc lá (xem tại đây) [4]
- “Mỗi năm ở Việt Nam có 40.000 người chết do hút thuốc lá”, báo Quân đội Nhân dân đã thuật lại vắn tắt nội dung hội thảo (xem tại đây [5])
- Bài báo trên taphihue thì cho rằng Hội thảo cũng đề cập tới những vướng mắc trong thực thi Điều 5.3 Điều 5.3 của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá để tìm giải pháp ngăn cản sự can thiệp bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp thuốc lá. (xem tại đây [6])
Về điểm tin truyền thông, tuần vừa qua RTCCD đã góp mặt trong các phỏng vấn và tọa đàm sau:
- Tọa đàm Truyền hình Quốc hội về vấn đề tăng giá viện phí (TS. Trần Tuấn) (xem tại đây [7])
- Trả lời báo Nhân dân về khó khăn của ngành dược và thiết bị y tế trong thời kỳ hội nhập (TS. Trần Tuấn)
- Phát biểu trên Truyền hình VTV4 về Giám sát quyền trẻ em (BS. Nguyễn Trọng An) (xem tại đây [8])