- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nhằm thực thi hiệu quả Luật Phòng chống Tác hại Thuốc lá

Để hưởng ứng ngày Thế giới không Thuốc lá, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), tổ chức điều phối Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp – Quốc hội tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể nhằm thực thi hiệu quả Luật Phòng chống Tác hại Thuốc lá”. Sự kiện được tổ chức với sự hỗ trợ của Tổ chức Chiến dịch Hành động vì Trẻ em không Thuốc lá (CTFK).

Hơn 70 đại biểu là đại diện Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Tổ chức Y tế Thế giới các trường đại học, tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế và các phóng viên báo chí.

61703367_1016146672108890_4868695143433109504_n

PGS.TS. Hoàng Văn Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập Pháp – Quốc hội

ThS.BS. Nguyễn Tuấn Lâm trình bày về các quy định của Công ước khung kiểm soát thuốc lá và Điều 5.3 [1]

ThS.BS. Nguyễn Tuấn Lâm trình bày về các quy định của Công ước khung kiểm soát thuốc lá và Điều 5.3

TS.BS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm RTCCD, trưởng ban điều phối Liên minh NCDs-VN [2]

TS.BS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm RTCCD, trưởng ban điều phối Liên minh NCDs-VN trình bày về đề Kiến nghị thực thi Điều 5.3 FCTC và mở rộng xây dựng quy định tương tự nhằm ngăn chặn sự can thiệp của các ngành công nghiệp khác có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng

ThS.BS. Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Liên minh NCDs-VN phân tích các bắng chứng can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá và các chính sách kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam

ThS.BS. Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Liên minh NCDs-VN phân tích các bắng chứng can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá và các chính sách kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam

Việt Nam đã thông qua Công ước về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (FCTC)– từ năm 2004 và có trách nhiệm phải xây dựng và  thực thi những quy định nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát  thuốc lá khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, phù hợp với hướng dẫn điều 5.3 FCTC của Tổ chức Y tế Thế giới (2008). Hướng dẫn điều 5.3 yêu cầu các nước thành viên phải có các biện pháp như:

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Hướng dẫn điều 5.3 cho đến nay vẫn chưa được thực thi dẫn đến sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách y tế công cộng. Trong quá trinh xây dựng Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, ngành công nghiệp thuốc lá đã can thiệp vào nội dung những điều khoản liên quan tới những chính sách hiệu quả như in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh; cấm quảng cáo khuyến mại toàn diện hay cấm hút thuốc ở các địa điểm công cộng trong nhà. Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào quá trinh xây dựng Luật sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đã khiến cho thuế suất được thông qua rất thấp so với mức yêu cầu cần thiết để có tác dụng giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá theo mục tiêu Quốc gia về kiểm soát thuốc lá.

Sự can thiệp này xảy ra dễ dang là do ngành công nghiệp thuốc lá vẫn được chính phủ nhìn nhận như một ngành kinh tế có đóng góp, bất chấp những bằng chứng về những tác động tiêu cực về kinh tế của việc sử dụng thuốc lá. Có sự trao đổi các vị trí quan trọng giữa ngành công nghiệp thuốc lá với cơ quan quản lí nhà nước là Bộ công thương. Ngành công nghiệp thuốc lá được tham khảo ý kiến về tất cả các chính sách kiểm soát thuốc lá. Chính phủ đã cử đại diện ngành công nghiệp thuốc lá tham gia vào các phái đoàn tham dự hội nghị thành viên FCTC và đã thế hiện những quan điểm tiêu cực với các nội dung như protocol về chính sách kiểm soát buôn lậu hay hướng dẫn thực hiện điều 6 về Thuế và giá thuốc lá khiến cho uy tín của Việt Nam về y tế công cộng tại COP6 bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều quốc gia trong khu vực đã áp dụng và thực thi những hướng dẫn điều 5.3. Năm 2010, Bộ Y tế Philippines đã ban hành một Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế và Ủy ban Dịch vụ Công (tương đương với chức năng của Bộ Nội vụ ở VN) nhằm bảo vệ hệ thống hành chính công khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá, bằng cách hạn chế các tương tác và bảo đảm sự minh bạch của các tương tác cần thiết và từ chối sự hợp tác với ngành công nghiệp thuốc lá. Bộ Y tế Thái Lan cũng đã ban hành quy định cấm sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào quá trinh xây dựng các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá. Thêm vào đó, Thái lan cũng cấm mọi hình thức đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá như hỗ trợ quá trinh soạn thảo hay các chuyến thăm quan đối với các cơ quan và quan chức chính phủ.

BS.Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm RTCCD đã đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội.

Với Chính phủ:

Với các Tổ chức xã hội dân sự:

Với các cơ quan truyền thông:

Cần khẳng định ngành công nghiệp thuốc lá có đóng góp về ngân sách nhưng không thể so sánh được với hậu quả ngành thuốc lá để lại khi có hàng triệu người chết và bị bệnh do các sản phẩm thuốc lá. Do vậy, Chính phủ cần lựa chọn ưu tiên các chính sách về sức khỏe, giảm sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Đây là Lựa chọn cho lợi ích lâu dài và là lựa chọn của hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia Công ước.

Một số hình ảnh của hội thảo:

62008939_697785627344077_1269280676985700352_n

Một số thông điệp tại Hội thảo

61352609_1539573226177767_4517208656449634304_n

Một số tranh biếm về ngành công nghiệp thuốc lá

  [3]