- RTCCD | Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng - https://rtccd.org.vn -

Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá

Ngày 26/2, Liên minh Vận động phát triển chính sách y tế dựa vào bằng chứng khoa học (EBHPD), Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD), đại diện Health Bridge Canada tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá – Điều 5.3 WHO FCTC”.

IMG_3034

Phòng họp hội thảo

Hội thảo đã có sự tham dự của đại diện của Tổ chức y tế thế giới -WHO tại Việt nam (ông Nguyễn Tuấn Lâm), Giám đốc Liên minh phòng chống thuốc lá khu vực đông nam (bà Bungon Ritthiphakdee), Giám đốc tổ chức Health Bridge Canada tại VN (BS. Phạm Thị Hoàng Anh), Trưởng Ban thường trực hành động của EBHPD/RTCCD (TS. Trần Tuấn) và hơn 45 đại biểu đến từ Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NCDs -VN), các tổ chức Xã hội dân sự, các cơ quan thông tấn và báo chí trong nước.

IMG_3062

BS. Phạm Hoàng Anh, Đại diện HealthBridge Canada và TS.BS. Trần Tuấn, giám đốc RTCCD chủ trì buổi Hội thảo

IMG_3051

BS. TS. Trần Tuấn trả lời phóng viên VTV

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi năm nó cướp đi sinh mạng của hơn 40 nghìn người. Chi phí cho khám chữa bệnh và để trang trải cho những người mất khả năng lao động, đau ốm và tử vong sớm do thuốc lá đã vượt gấp đôi tổng thu từ thuế thuốc lá. Thực tế cho thấy thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam vẫn rất rẻ. Hành vi hút thuốc được xã hội chấp nhận rộng rãi. Các vi phạm về quảng cáo khuyến mại và hút thuốc nơi công cộng còn phổ biến. Những nghịch lí đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá.

Đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam, Ths. BS. Nguyễn Tuấn Lâm cho biết, chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ ngành công nghiệp thuốc lá. Có một mẫu thuẫn lớn không thể giải quyết giữa Y tế cộng đồng và ngành công nghiệp thuốc lá khi ngành công nghiệp này đặt lợi nhuận lên hàng đầu và giết chết một nửa số người sử dụng nó.

IMG_3058

Ths. BS. Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí

Cho đến nay đã có 179 nước phê chuẩn và thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (FCTC). Trong đó Điều 5.3 đã quy định rất rõ: “Các quốc gia thành viên có trách nhiệm xây dựng các quy định cụ thể cho nước mình, nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát thuốc lá khoải sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá,…thúc đẩy xã hội không nhận tài trợ hay hỗ trợ của các doanh nghiệp thuốc lá, không được hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc trợ cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá…”.

Việt Nam đã ký và cam kết tham gia Công ước Khung từ năm 2004, tuy nhiên trong gần 12 năm qua Việt Nam vẫn chưa triển khai hướng dẫn thực hiện điều 5.3. Nghiêm trọng hơn nữa, Chính phủ đã để ngành Thuốc lá đã can thiệp vào quá trình xây dựng Luât sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt dẫn đến thuế xuất được Chính phủ thông qua ở mức rất thấp. Đồng thời năm 2014, đại diện ngành công nghiệp thuốc lá cùng Bộ Công Thương đã tham gia Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y  tế Thế giới lần thứ 6 (FCTC – COP 6) họp tại Moscow và các Đại biểu này đã thế hiện những quan điểm tiêu cực với các nội dung cam kết của 195 nước tại Hội nghị khiến cho uy tín của Việt Nam về y tế công cộng tại COP6 bị ảnh hưởng nặng nề và cuối cùng Việt Nam được xếp vào danh sách 1 trong 3 nước có “Chính sách bẩn- Dirty country”.

 

IMG_3037

Bà Bungon Ritthiphakdee – Giám đốc Liên minh kiểm soát thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) trình bày về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá tại các quốc gia trên thế giới và trong khu vực

Tại Hội thảo, các đại biểu tham gia đã thống nhất đưa ra ba khuyến nghị với lãnh đạo chính phủ:

Thứ nhất là: Đưa việc thực thi điều 5.3 của công ước FCTC vào nội dung chương trình phòng chống tham nhũng quốc gia.

Thứ hai là: Không để cho đại diện ngành CN thuốc lá tham gia vào quá trình soạn thảo, xây dựng các chính sách pháp luật có liên quan đến chăm sóc sức khỏa cộng đồng hoặc kiểm soát thuốc lá. Không tài trợ, tặng quà hoặc tham dự vào các hội nghị của FCTC, đặc biệt là Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 7 (FCTC – COP 7) sắp tới.

Thứ ba là: Chấm dứt việc trao đổi cán bộ lãnh đạo cấp cao giữa các Bộ ngành quản lí nhà nước với đại diện của các doanh nghiệp thuốc lá. Đồng thời xây dựng hướng dẫn ứng xử cho các cơ quan chức năng/cá nhân trong hoạt động của mình khi cần phải tiếp xúc với ngành công nghiệp thuốc lá.